Trong những dịp lễ Tết, nhiều người thường đối mặt với tình huống khó xử khi bị mời đến quá nhiều buổi tụ tập. Họ hàng mời đến nhà chơi và ăn bữa cơm, bạn bè thân thiết cũng muốn gặp nhau cùng ôn chuyện cũ...
Sự nồng nàn của không khí Tết và tinh thần hòa mình vào không gian gia đình là điều mà nhiều người đều trân trọng. Tuy nhiên, khi những lời mời đến từ quá nhiều phía, có những người cảm thấy bối rối vì không biết cách từ chối một cách lịch sự mà không làm mất đi tinh thần chung.
Họ dễ cảm thấy áp lực từ sự mong đợi của người khác và khó lòng từ chối một cách trực tiếp, rồi tự đẩy bản thân vào tình cảnh không thoải mái. Trong khi đó, có người lại lo lắng về việc làm tổn thương mối quan hệ với người mời, cuối cùng không thể bày tỏ mong muốn của bản thân. Sự phân vân giữa việc muốn giữ gìn quan hệ và muốn bảo vệ không gian cá nhân là thách thức không nhỏ.
Thế nhưng không phải trong trường hợp nào chúng ta cũng có thể chấp nhận lời mời gặp gỡ. Có những bữa tiệc bạn muốn từ chối vì lý do cá nhân nhưng làm thế nào để đối phương có thể thấu hiểu, không nghĩ xấu về bạn?
Ảnh minh họa: Internet
Trong việc ứng xử và từ chối lời mời, sự khéo léo là một yếu tố quan trọng cần được chú ý. Việc sử dụng ngôn từ và biểu hiện phải được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh tình trạng hiểu lầm và ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bên liên quan.
Khi đối mặt với lời mời tham gia sự kiện mà bạn không mong muốn tham gia, việc áp dụng biện pháp từ chối một cách thông minh và tôn trọng là một kỹ năng cần phải rèn luyện. Các lý do thông thường như "Tôi bận rồi" hay "Tôi có hẹn mất rồi", nghe không sai, nhưng bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách tiếp cận khác để tránh tạo ra cảm giác chạnh lòng cho người nghe.
Nguyên nhân là vì các lý do này quá phổ biến và chung chung, chắc chắn họ đã nghe quá nhiều nên có người sẽ nghĩ bạn đang viện cớ. Họ sẽ nghĩ bạn không muốn tham gia bữa tiệc nên mới từ chối chung chung như vậy. Cuối cùng, sau một lời từ chối quá dứt khoát và không chút kiêng nể, người nghe dễ sinh ra bất mãn, cảm thấy cảm xúc quý mến của mình không được tôn trọng. Cách trả lời thẳng thừng này dễ khiến mối quan hệ giữa bạn và người đó dần sứt mẻ.
Trả lời một lời mời một cách thông minh là biểu hiện của sự hiểu biết về cảm xúc, hay còn được gọi là EQ cao. Trong tình huống không muốn tham gia một sự kiện nhất định, đầu tiên, việc thông báo trước từ sớm là điều bắt buộc. Đừng bao giờ hủy hẹn vào phút chót nếu không có một lý do thực sự bất khả kháng, vì sau một thời gian mong đợi và hy vọng gặp gỡ, lời từ chối của bạn sẽ khiến họ thất vọng gấp bội lần.
Ảnh minh họa: Internet
Sau đó, chọn lựa lý do một cách khôn ngoan có thể giúp duy trì mối quan hệ mà không làm mất điểm trong tâm tư của người mời. Một cách tiếp cận có thể là sử dụng lý do liên quan đến gia đình, đặt bản thân vào "thế khó" để tạo ra một lời từ chối tinh tế.
Người có EQ cao có thể nêu rõ lý do một cách nhạy bén, ví dụ như: "Vợ tôi không ở nhà, nên tôi phải về chăm sóc con nhỏ", "Buổi tối con tôi thường quấy khóc, không thể rời khỏi nhà được", hoặc "Bố mẹ tôi đang ở đây và tôi đã hẹn họ ra ngoài ăn cơm tối nay, thông lệ gia đình hàng năm, hy vọng bạn thông cảm. Chúng ta có thể gặp nhau khi tôi rảnh rỗi vào lần sau."
Bên cạnh đó, thời điểm để từ chối cũng quan trọng không kém. Nếu bạn không đủ thời gian, năng lực để chấp nhận lời yêu cầu, hoặc bạn không muốn làm điều đó, hãy đưa ra một câu trả lời ngắn gọn nhưng lịch sự và nhã nhặn. Tuyệt đối không nên tỏ ra khó chịu hay thô lỗ. Đừng nói "không" khi ngay khi người ta vừa cất lời. Hãy để họ nói hết câu chuyện, sau đó mới đưa ra cách từ chối của mình với giọng điệu mềm mỏng, đồng thời thể hiện sự tiếc nuối ở mức độ vừa phải.
Ảnh minh họa: Internet
Những câu từ chối khéo léo này không chỉ chứng tỏ EQ cao mà còn giữ cho mối quan hệ nguyên vẹn và chân thành. Tuy nhiên, việc từ chối quá nhiều có thể gây sự chú ý và tạo ra cảm giác "thoái thác" khỏi cuộc hẹn. Do đó, hãy trân trọng và đánh giá cao những lời mời của mọi người dành cho bạn. Một lời mời đi chơi của bạn bè, người thân hoặc một người thích mình là điều đáng quý, bởi họ có quý mến bạn thì mới mời tụ tập. Vì thế, đừng quên nói cảm ơn họ một cách chân thành. Đây là một cách quan trọng để duy trì tình cảm chân thành từ phía người khác.
*Nguồn: Toutiao