Ngày này năm sau bạn ở đâu?

A.D, Theo Trí Thức Trẻ 10:30 15/11/2016

Đây hẳn nhiên là một câu dễ khiến người được hỏi phân vân và ngập ngừng ít nhiều khi đưa ra câu trả lời.

Chắc hẳn trong ai trong những người trẻ chúng ta cũng có mong muốn dù ít hay nhiều được đặt chân sang một quốc gia khác để học tập, dù bạn ở độ tuổi 18 chưa hề va vấp, hay ở độ tuổi 25 nhưng vẫn đang cố gắng tìm cho mình một con đường “đúng". Và tôi sẽ không dành câu hỏi “Ngày này năm sau bạn ở đâu?” này cho những bạn trẻ vài năm nữa vẫn sẽ ngồi trên ghế nhà trường để giữ trọn sự vô tư của các em. Tôi dành câu hỏi này cho những ước mơ du học đang loay hoay biến thành hiện thực, hay những khát khao du học đang thoi thóp vì bị áp lực mưu sinh nhấn chìm.

Ngày này năm sau bạn ở đâu? - Ảnh 1.

Có ước mơ nào của bạn bị bỏ quên?

Hãy bắt đầu nghĩ về ngày này năm sau của bạn.

Bạn có thể là cậu học sinh cuối cấp chắc chắn năm sau sẽ vào được những trường đại học hàng đầu, có thể đang là cô sinh viên với điểm số tốt, hay hiện tại vẫn hằng ngày ở chốn văn phòng làm một công việc “from 9 to 5” đủ chi tiêu. Cuộc sống hiện tại cũng tương đối hài lòng. Nhưng thử nghĩ một chút nhé!

Có phải bạn luôn trầm trồ khi thấy một người bạn cùng lớp đang “live stream" trên cánh đồng oải hương tím đẹp mộng mơ nơi miền Đông nước Pháp, hay ghen tị với hình ảnh thư viện khổng lồ cùng khuôn viên những ngôi trường đại học cổ kính như lâu đài của Châu Âu mà cô bạn vừa khoe trên mạng xã hội, hay mong rằng mình mới là người xuất hiện trên bờ đại dương xanh thẳm nước Úc đầy nắng kia? Và bạn có còn nhớ rằng bạn từng ít nhất một lần xuýt xoa ao ước được trải qua cuộc sống vừa tri thức vừa văn minh (chưa kể còn có tình yêu đẹp) như những nhân vật trong bộ phim Hàn nổi tiếng “Chuyện tình Harvard".

Ngày này năm sau bạn ở đâu? - Ảnh 2.

Câu chuyện tình đẹp của hai nhân vật Hyun Woo và Soo In trong phim

Du học là một trải nghiệm sống độc nhất, nó không giống như bất kỳ thứ gì khác bạn từng có trong đời. Du học giúp bạn mở rộng cánh cửa nhìn ra thế giới, khám phá nhiều vùng đất, vùng văn hoá, hưởng chất lượng giáo dục tiên tiến và khám phá thế mạnh của bản thân. Du học còn cho bạn cơ hội gặp gỡ bạn bè khắp năm châu, mở rộng mối quan hệ và hơn cả là cơ hội phát triển sự nghiệp rộng mở. Khi bạn hoàn thành chương trình học của mình ở nước ngoài và trở về nhà, bạn sẽ có kỹ năng ngôn ngữ thành thục, trải nghiệm phong phú về văn hóa và một nền tảng giáo dục tuyệt vời. Khỏi phải nói, tất cả những yếu tố này thu hút các nhà tuyển dụng tương lai dường nào.

Với nhiều người, du học còn là ước mơ từ rất lâu, nhưng tạm thời bị quên đi hoặc chưa thực hiện được vì những khó khăn. Vậy thì đừng chần chừ với những dự định và ước mơ nữa, trước khi bị ràng buộc bởi những thứ này, hãy bắt tay vào thực hiện ngay. Khi được hỏi "Ngày này năm sau bạn ở đâu?”, hãy dõng dạc trả lời “Ngày này năm sau tôi du học!”

Lúng túng và chưa biết bắt đầu từ đâu

Ngoài ước mơ và khao khát, xuất phát điểm của nhiều người thực sự là số 0. Và khi đó, hãy trang bị cho mình kiến thức đủ dày và đừng lười biếng. Kiến thức giúp bạn tìm ra con đường đúng đắn và phù hợp, và chăm chỉ giúp bạn bước đi tới đích con đường đó.

Hãy học tiếng Anh càng sớm càng tốt, cố gắng lấy điểm cao trong các kì thi như IELTS, GMAT, nhưng đừng quên trau dồi kĩ năng nói chuyện với người bản xứ. Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp sang học bằng thạc sĩ nhưng không phát biểu được câu nào khi debate hoặc chỉ biết cười trừ khi nghe bạn bè nói “joke" vì không hiểu gì. 8.0 IELTS cũng không đảm bảo cho việc bạn biết nói những câu đơn giản như… “mời cả nhà ăn cơm” nếu không quen sử dụng.

Đừng quên chú ý đến điểm số và các hoạt động xã hội ngay từ những năm đầu đại học nếu bạn muốn có thể xin học bổng dễ dàng. Hãy cố gắng tiếp cận hoặc thực tập tại các cơ quan tổ chức chính phủ nước ngoài tại Việt Nam vì điều này vừa giúp bạn có lợi thế lớn trong hồ sơ, vừa giúp bạn hiểu hơn đất nước đó tiếp cận những cơ hội học bổng chính phủ ít người biết. Một bảng điểm đẹp và một bề dày các hoạt động xã hội chính là bàn đạp mạnh nhất khi bạn muốn đi du học.

Bên cạnh đó, việc tự rèn luyện cho mình một bản tính dễ hòa nhập và cởi mở cũng sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc thoát khỏi cảm giác bị cô lập, mở rộng các mối quan hệ, nhận được nhiều sự giúp đỡ khi phải sống ở một nền văn hóa mới.

Nghiêm túc với việc chọn trường và lập trình đường bay

Bạn sẽ mất khoảng 1 năm cho toàn bộ quá trình nộp hồ sơ và chuẩn bị. Đầu tiên là việc tôi muốn học gì, ở đâu? Đôi khi học ở nước nào không quan trọng, mà quan trọng là xác định được mình đam mê với ngành đào tạo nào. Những bạn đam mê quảng cáo có thể học ở Thái Lan với kinh phí sinh hoạt không cao hơn so với Việt Nam bao nhiêu. Hay những bạn muốn học ngành giáo dục mầm non có thể học ở Iran với chất lượng đào tạo vô cùng tốt.

Trong trường hợp tài chính không dồi dào, hãy để mắt đến các khóa học ngắn hạn và cơ hội du học ở các nước có mức chi tiêu hợp lý như Singapore, Malaysia, New Zealand, Brazil… Ví dụ trung bình, một du học sinh tại Úc phải trả từ 13.000 – 20.000 USD/năm trình độ cử nhân. Nhưng cũng với số tiền này, bạn có thể sử dụng trong suốt 3-4 năm đại học ở Malaysia… trong khi nhiều trường tại đây vẫn có thể cấp cho bạn bằng tương đương khi bạn học tập tại Anh.

Sau khi đã xác định được quốc gia muốn theo học, sẽ có rất nhiều việc bạn phải làm, từ việc xin thư giới thiệu, viết đơn xin học bổng, chuẩn bị hồ sơ, phân tích tài chính cho bản thân, xin cấp thị thực, cho đến tìm kiếm chỗ ở, cộng đồng du học sinh xung quanh…

Tìm câu trả lời chỉ qua các nguồn tin cậy và uy tín

Nhưng nếu như bạn vẫn còn cảm thấy mông lung và lạc lối trong du học, nhất là khi chính bạn cũng không biết mình muốn gì, thì có lẽ đơn giản nhất là lắng nghe những câu chuyện của người trong cuộc đã thành công và trao đổi với những cơ quan giáo dục uy tín.

Hiện nay có rất nhiều agent chất lượng có thể cung cấp cho bạn những lời khuyên bổ ích từ A-Z với chi phí rất phải chăng. Ngoài ra còn có những dịch vụ từ những cựu sinh viên sẽ giúp đỡ bạn trong suốt quá trình bắt đầu đặt chân đến sân bay nước ngoài.

Bên cạnh đó, các triển lãm du học cũng là những sự kiện tin tưởng để có thể thu thập nhiều thông tin hữu ích nhất. Triển lãm giáo dục GEF Việt Nam là một ví dụ điển hình. Được gọi là Mr.Biết Tuốt về du học, bên cạnh sự tham gia của hàng chục trường đến từ gần 20 quốc gia và các cơ quan chính phủ, hằng năm GEF còn gây chú ý với Alumni Talk - chia sẻ từ các cựu du học sinh thành danh. Học Harvard thì như thế nào, học về thời trang đúng chất tại kinh đô thời trang Paris, ở hay về khi đi du học, liệu du học sinh có thể có thể hòa nhập lại văn hóa dân tộc khi về nước và cống hiến làm việc trong bộ máy nhà nước, học media và sản xuất phim ở nước ngoài, việc “xách ba lô lên và đi" khi đi du học… đây hẳn là những câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ chuẩn bị đi du học và có ước mơ du học quan tâm.

Tất cả sẽ được trả lời một cách chi tiết trong Alumni Talk "Ngày ngày năm sau bạn ở đâu?" của Triển lãm giáo dục toàn cầu – GEF Việt Nam (Global Education Fairs Vietnam) năm nay, với sự tham gia của những tên tuổi như anh Huỳnh Hạnh Phúc, một người đã tốt nghiệp ĐH Missouri và ĐH Harvard, Hoa Kỳ, đồng thời là người đang trực tiếp chung tay gây dựng dự án giáo dục phi lợi nhuận Teach for Vietnam. Nhà thiết kế trẻ An Huong Tran – người đã theo học tại Học viện thời trang Quốc tế Esmod – Paris, cũng là nhà đồng sáng lập thương hiệu thời trang Rue Des Chats cũng là một khách mời của Alumni Talk năm nay. Anh Trần Quang Hưng – người đã từng học và làm việc tại Úc, Anh, Mỹ, nhà đồng sáng lập Up-coworking Space và hiện đang làm việc tại bộ Nội Vụ, có lẽ sẽ có câu trả lời cho bạn về việc làm sau khi về nước cùng nhiều tên tuổi khác.

Ngày này năm sau bạn ở đâu? - Ảnh 3.

Triển lãm giáo dục toàn cầu GEF được được biết đến như Mr. Biết Tuốt về du học với sự đa dạng lớn nhất Việt Nam. Được tổ chức bởi BMI - một trong những nhà tổ chức sự kiện giáo dục hàng đầu thế giới với kinh nghiệm hơn 30 năm, GEF đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2015. GEF mùa thu 2016 hứa hẹn mang đến nhiều thông tin hữu ích và cơ hội học bổng có giá trị với lần đầu tiên có sự tham dự và bảo trợ của các đại sứ quán, lãnh sự quán và tổ chức chính phủ Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Úc, Malaysia cùng sự tham gia của rất nhiều trường đại học từ 14 nền giáo dục trên thế giới và đặc khu gian hàng của 9 trường đại học danh tiếng nhất từ Ireland.

Triển lãm giáo dục toàn cầu GEF mùa thu 2016 mở cửa tự do và hoàn toàn miễn phí tại:

● Hà Nội: Từ 13h - 18h ngày 16/11 tại khách sạn Pan Pacific

● TP. Hồ Chí Minh: Từ 15h - 20h ngày 18 & 19/11 tại khách sạn Rex

Đăng kí nhận vé miễn phí tại địa chỉ http://globaleducationfairs.net.