Trong bức tranh ấy, ô tô điện nổi lên như biểu tượng của công nghệ tương lai, mở ra một chân trời đầy hứa hẹn. Và người nắm giữ chìa khóa cho sự chuyển mình ấy chính là đội ngũ nhân lực ngành Công nghệ ô tô điện.
Đón đầu xu thế với ngành học của tương lai xanh
Theo dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), tổng số ô tô điện trên toàn cầu sẽ tăng lên hơn 240 triệu chiếc vào năm 2030, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là trên 30%. Mặt khác, Hiệp hội Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) dự báo thị trường ô tô điện tại Việt Nam có thể đạt mốc 1 triệu xe điện vào năm 2028 và 3,5 triệu vào năm 2040. Những số liệu này cho thấy một bước phát triển tất yếu của ngành công nghiệp ô tô khi người dùng ngày càng có xu hướng ưu tiên các phương tiện sử dụng năng lượng xanh, sạch thay vì xăng, dầu.
Công nghệ ô tô điện - ngành học "hot" trong xu hướng giao thông xanh và bền vững
Sự chuyển đổi mạnh mẽ này đồng thời tạo ra nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Công nghệ ô tô điện. Như chính tên gọi, đây là lĩnh vực có sự kết hợp liên ngành, bao gồm cơ khí, điện - điện tử, công nghệ thông tin, tự động hóa, chế tạo máy,... Các kỹ sư ô tô điện sẽ tham gia vào nhiều công đoạn khác nhau như thiết kế hệ thống động cơ điện, phát triển công nghệ pin và quản lý năng lượng, tích hợp phần mềm điều khiển thông minh và xây dựng hạ tầng sạc điện. Với tốc độ tăng trưởng của thị trường xe điện toàn cầu, những chuyên gia trong lĩnh vực này sẽ có nhiều cơ hội làm việc tại các tập đoàn sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ô tô lớn như Mercedes-Benz, VinFast, Hyundai,... hoặc các trung tâm nghiên cứu công nghệ mới.
Đối với những "teen" mê xế hộp, yêu thích công nghệ thân thiện với môi trường, ngành Công nghệ ô tô điện chắc chắn mở ra nhiều triển vọng. Lựa chọn ngành này, bạn sẽ được trang bị toàn diện khối kiến thức nền về cơ khí, tự động hóa, điện - điện tử, chế tạo máy đến khối kiến thức chuyên ngành về hybrid và fuel cell, phương tiện giao thông nhiên liệu sạch, hệ thống điều khiển tự động, tính toán thiết kế ô tô,... và tất nhiên bao gồm cả thực hành ở các phòng thí nghiệm, xưởng ô tô. Đây chính là nền tảng kiến thức cần thiết để bạn đón đầu xu thế năng lượng sạch và có khả năng đề xuất những giải pháp đột phá cho tương lai giao thông bền vững.
Thực hành chuyên sâu - bệ phóng cho tương lai ngành ô tô điện
Sự phát triển khoa học - kỹ thuật đã và đang định hình lại nhu cầu lao động trong thời đại mới, đặt ra yêu cầu cốt lõi đối với nguồn nhân lực: khả năng làm chủ công nghệ hiện đại. Đặc biệt, đối với các ngành thuộc nhóm kỹ thuật - công nghệ như Công nghệ ô tô điện, yêu cầu này không chỉ quan trọng mà còn mang tính quyết định, bởi đây chính là nền tảng để bắt kịp và dẫn đầu xu thế toàn cầu.
Sinh viên liên tục thao tác với máy móc, thiết bị tại xưởng thực hành
Tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), sinh viên ngành Công nghệ ô tô điện dành hơn một nửa thời gian của chương trình đào tạo cho thực hành. Các bạn trực tiếp trải nghiệm tại các xưởng thực hành hiện đại như xưởng động cơ, khung gầm, xưởng diesel, điện - điện tử ô tô, phòng thí nghiệm hệ thống điều khiển ô tô. Đây là môi trường lý tưởng để sinh viên củng cố kiến thức lý thuyết, ứng dụng vào các hoạt động nghiên cứu, chế tạo, lắp ráp, chẩn đoán và sửa chữa hệ thống xe, từ đó phát triển kỹ năng kỹ thuật chuyên sâu và làm quen với các quy trình thao tác trên máy móc hiện đại.
Những mô hình xe ấn tượng do sinh viên tự nghiên cứu và chế tạo
Không chỉ dừng lại ở các xưởng thực hành truyền thống, sinh viên Công nghệ ô tô điện HUTECH còn có cơ hội tham gia vào những "xưởng thực hành mở" đầy sáng tạo và hấp dẫn như Racing HUTECH, HUTECH Speedway, hay HUTECH Mysterious Maze. Đây là nơi các bạn tự tay nghiên cứu linh kiện, thử nghiệm thiết bị, thiết kế phần cứng, lập trình bo mạch và tối ưu hóa thuật toán vận hành, biến những ý tưởng táo bạo thành các mô hình xe độc đáo, tích hợp công nghệ tự động hiện đại. Những sân chơi này không chỉ là thử thách, mà còn là bước đệm để sinh viên chinh phục tương lai ngành công nghệ xanh một cách tự tin và bản lĩnh.