Đèo Lùng Pa thuộc huyện Văn Quan, cách trung tâm TP. Lạng Sơn khoảng 28km theo hướng Quốc lộ 1B
Vào những ngày cuối tháng 11, khi những hàng hoa dã quỳ được trồng hai bên đường nở rộ sắc vàng sóng sánh, con đèo được khoác lên mình chiếc áo mới
Hoa dã quỳ tại đây xuất phát từ phong trào “Tết trồng cây năm 2020” của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Văn Quan
Ông Nông Văn Tùng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Quan tự hào kể lại: “Toàn bộ cây giống được người dân 2 xã Điểm He và An Sơn tự chuẩn bị. Dã quỳ là loại cây dễ sinh trưởng, chỉ cần cắm cành cây cũng có thể sống được. Có được con đường dài gần 2km phủ đầy sắc hoa như ngày hôm nay, huyện Văn Quan hầu như không mất một khoản chi phí nào”
Ông Tùng cũng cho biết, trước đây, ven đường của cung đèo chỉ có cỏ dại, nay hoa dã quỳ được trồng ra hoa tạo nên cảnh quan thiên nhiên vô cùng thơ mộng
Người dân 2 xã Điểm He và An Sơn thích thú khi hàng ngày đi qua cung đèo Lùng Pa, được chiêm ngưỡng thành quả của chính mình
Hoa dã quỳ còn có tên gọi khác là cúc quỳ, sơn quỳ hay hướng dương dại thuộc họ cúc. Cây ra hoa màu vàng vào dịp tháng 10, tháng 11 khi trời bắt đầu trở lạnh
Cung đường đèo Lùng Pa quanh co những vách núi, nay lại nằm xen kẽ giữa hàng hoa tạo nên khung cảnh nên thơ
Bông hoa dã quỳ tuy không lớn như hoa hướng dương, nhưng do mọc thành bụi nên khi bung nở đồng loạt tạo nên một thảm vàng rực rỡ
Mùa hoa dã quỳ nở như một dấu hiệu báo mùa đông đã đến
Hàng hoa dã quỳ vàng rực, ôm trọn lấy những cung đường quanh co tạo nên vẻ đẹp thơ mộng nơi vùng cao xứ Lạng
Mặc dù chỉ là loài hoa dại, không kiêu sa, lộng lẫy và trồng ở ven đường nhưng dã quỳ bung nở giúp cung đèo như khoác một tấm áo mới rực rỡ