Rạng sáng nay (6/6), cộng đồng thiên văn thế giới đã được chứng kiến một hiện tượng hết sức hiếm gặp và kỳ thú: Nguyệt thực toàn phần - hay còn gọi là trăng máu.
Cụ thể, đây là hiện tượng nguyệt thực toàn phần thứ 2 của năm 2020, xảy ra khi Mặt trăng bị bóng Trái đất che khuất. Việc khuất dưới bóng tinh cầu của chúng ta sẽ khiến trăng đổi sang màu đỏ hoặc cam, nên còn gọi là "trăng máu".
Đáng chú ý, hiện tượng nguyệt thực lần này diễn ra vào đúng trăng tròn tháng 6. Được biết, trăng tròn vào giai đoạn này được gọi là "trăng dâu tây" hay "trăng hồng", do vào mùa dâu tây và mùa hoa hồng ở châu Mỹ. Dù tên gọi không liên quan đến màu sắc, nhưng đây quả là một sự trùng hợp hết sức thú vị.
Trăng dâu tây phía chân trời đảo Wight tại hạt Dorset (Anh Quốc). Ảnh: Alamy Live News
Người đi xe đạp dừng lại, ngắm trăng máu mọc lên tại đồi Primrose, phía Bắc London (Ảnh: London News Pictures)
Nguyệt thực toàn phần (còn được gọi là trăng máu) lần này diễn ra đúng sự kiện trăng dâu tây - một sự trùng hợp thú vị. Trong ảnh là "trăng dâu tây" ở London (Ảnh: Alamy Live News)
Trăng hồng ló dạng tại Thổ Nhĩ Kỳ (ảnh: Getty)
Một Mặt trăng không... hồng lắm ở Mallorca (Tây Ban Nha).
Trăng dâu tây màu đỏ cam ở hạt Kent (Anh Quốc)
Trăng máu ló dạng tại Skopje, Bắc Macedonia (Ảnh: EPA)
Trăng hồng soi xuống tòa nhà lịch sử ở hạt Kent (Anh)
Trăng hồng ở Bournermouth Pier (Anh)
Bức hình được chụp tại Monte del Gozo (Tây Ban Nha)
Trăng dâu tây tại Jakarta (Indonesia)
Còn đây là tại Manila - Philippines
Nguồn: The Sun, Twitter