Mỗi cử chỉ của chúng ta đều mang một ý nghĩa nào đó. Nhưng ý nghĩa gì thì lại phụ thuộc vào nền văn hóa mà chúng ta đang ở. Nét mặt, động tác hay cách nhìn vào mắt người đối diện ở từng nền văn hóa cũng mang những hàm nghĩa không giống nhau.
Mỗi cử chỉ của chúng ta đều mang một ý nghĩa nào đó. Nhưng ý nghĩa gì thì lại phụ thuộc vào nền văn hóa mà chúng ta đang ở.
Ví dụ, "tay rất ít khi được sử dụng khi giao tiếp ở Bắc Âu lại là thành phần không thể thiếu khi giao tiếp ở Ý, Tây Ban Nha và Nam Mĩ", Richard Lewis viết trong cuốn "When Cultures Collide: Leading Across Cultures" (tạm dịch là "Khi văn hóa giao thoa: Dẫn đầu trên mọi nền văn hóa").
Sự thể hiện của ngôn ngữ cơ thể có những khác biệt rất lớn giữa các nền văn hóa khác nhau. Nhiều quyển sách chỉ tập trung viết về cử chỉ tay - nhưng chúng tôi đã chọn lọc ra một số cử chỉ cho thấy những điểm khác nhau đáng ngạc nhiên trong ngôn ngữ hình thể giữa các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Những thông tin này được lấy từ trong sách của Lewis và Hiệp hội cố vấn học thuật quốc gia (NACADA).
1. Gật đầu
Gật đầu thường thể hiện sự đồng tình.
Gật đầu thường thể hiện sự đồng tình hoặc ủng hộ, thế nhưng người Bulgari hay người Hy Lạp lại có cách hiểu khá ngược đời: gật đầu thể hiện sự phủ định
2. Nhìn vào mắt người đối diện
Những người sống ở các nước phương Tây thường nhìn vào mắt người đối diện khi nói chuyện.
Những người sống ở các nước phương Tây thường nhìn vào mắt người đối diện khi nói chuyện. Ở Tây Ban Nha, Hy Lạp và các nước Ả Rập, việc đó thể hiện rất rõ nét. Tuy vậy, người Phần Lan và người Nhật lại cảm thấy xấu hổ khi người khác nhìn chằm chằm vào họ và họ thường chỉ nhìn vào mắt người đối diện khi bắt đầu cuộc nói chuyện.
3. Kéo dái tai
Người Bồ Đào Nha kéo dái tai của họ để thể hiện rằng, thức ăn rất ngon.
Người Bồ Đào Nha kéo dái tai của họ để thể hiện rằng, thức ăn rất ngon, nhưng ở Ý thì cử chỉ này lại mang hàm ý khêu gợi. Đặc biệt nhất là khi ở Tây Ban Nha, cử chỉ này lại có nghĩa là ai đó không trả tiền đồ uống của họ!
4. Dùng khăn để xì mũi
Việc dùng khăn tay để xì mũi là điều thường thấy ở phương Tây.
Việc dùng khăn tay để xì mũi là điều thường thấy ở phương Tây, thế nhưng nếu bạn làm điều đó ở Nhật Bản thì người khác sẽ nhăn mặt tỏ vẻ khó chịu. Ngoài ra, dùng tay chạm vào mũi có nghĩa là "bí mật" ở Anh, nhưng lại có nghĩa là "cẩn thận đấy" ở Ý.
5. Cử chỉ môi
Ở một vài nền văn hóa - Philippines, người Mỹ bản xứ, Puerto Rico và nhiều nước Mĩ Latinh, người ta dùng môi để chỉ thay vì ngón tay.
Ở một vài nền văn hóa - Philippines, người Mỹ bản xứ, Puerto Rico và nhiều nước Mĩ Latinh, người ta dùng môi để chỉ thay vì ngón tay. Ở phương Tây, họ thường hôn nhau khi gặp nhau hoặc chào tạm biệt; thế nhưng ở các nước châu Á, hành động đó được cho là quá thân mật và nhạy cảm ở trước đám đông.
6. Khua tay trong lúc nói chuyện
Nhiều nơi cho phép sử dụng tay thoải mái khi giao tiếp, ví dụ như ở Ý hay Mĩ, họ thường khua tay tự do khi nói chuyện.
Nhiều nơi cho phép sử dụng tay thoải mái khi giao tiếp, ví dụ như ở Ý hay Mĩ, họ thường khua tay tự do khi nói chuyện. Thế nhưng người Bắc Âu lại thấy khó chịu, họ cho rằng, làm như vậy thể hiện sự không chân thành và quá quan trọng hóa vấn đề. Còn ở Nhật, việc dùng cử chỉ tay quá đà thể hiện sự bất lịch sự.
7. Cử chỉ tay
Cái vẫy tay tạm biệt ở Mĩ lại là cử chỉ thể hiện "không" tại nhiều nơi ở Châu Âu và Mĩ Latinh.
Cái vẫy tay tạm biệt ở Mĩ lại là cử chỉ thể hiện "không" tại nhiều nơi ở Châu Âu và Mĩ Latinh. Ngược lại, cái vẫy tay tạm biệt ở Ý lại thể hiện "đến đây đi" ở Mĩ, nhưng lại thể hiện sự xúc phạm ở các nước châu Á.
Ở Malaysia, chỉ người khác bằng ngón trỏ là một điều cấm kị, tuy vậy bạn có thể chỉ người khác bằng ngón cái. Cử chỉ "đưa ngón tay cái lên" được dùng rất phổ biến trong các nền văn hóa khác nhau, và nhất là ở Brazil khi mà người ta dùng nó khắp nơi. Tuy nhiên, điều đó lại là một cử chỉ gợi tình thô lỗ ở các nước Hồi giáo, Sardinia và Hy Lạp. Ngoài ra, cử chỉ này lại thể hiện số "1" ở Pháp.
8. Ngồi bắt chéo chân
Ngồi bắt chéo chân khá phổ biến ở Bắc Mĩ.
Ngồi bắt chéo chân khá phổ biến ở Bắc Mĩ và các nước Bắc Âu, tuy vậy điều đó lại được xem như một sự thiếu tôn trọng khi để đế giày của mình cho người khác thấy ở châu Á và Trung Đông.
Nguồn: Independent