Nếu còn cứng đầu giữ lại 7 thói quen tiết kiệm này, tôi tin chắc trong tương lai dù có bao nhiêu tiền bạn cũng không thể xếp vào tầng lớp "người giàu"

Nguyệt , Theo Nhịp sống thị trường 20:01 21/08/2024
Chia sẻ

Dưới đây là những bài học "đau thương" mà tôi rút ra được sau khi áp dụng lối sống tiết kiệm.

Tôi từng sống rất đạm bạc và chắt chiu nhưng cứ đến cuối tháng tổng kết thì lại thấy mình không tiết kiệm được bao nhiêu tiền. "Chuyện gì đang xảy ra?" - câu nói này cứ lặp đi lặp lại trong đầu tôi.

Tôi nhận ra mình sống tiết kiệm nhưng lại tiết kiệm mù quáng. Những hành động này khiến chất lượng sống của tôi ngày càng tệ hơn, ví tiền cũng mỏng lại.

Không phải làm mọi cách để tiết kiệm tiền đều tốt. Hãy ngừng lại 7 hành vi tiết kiệm vô ích này nếu bạn không muốn mắc sai lầm tai hại như tôi.

1. Muốn tiết kiệm bằng cách đi bộ, đi xe bus

Giờ đây tôi chỉ áp dụng phương pháp này trong những ngày có nhiều năng lượng, thời gian rảnh rỗi hoặc trong lúc đi du lịch cần tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, vào những dịp khác chẳng hạn như đi làm hay vui chơi thì tôi ưu tiên di chuyển bằng xe máy, dù chúng có thể đắt đỏ hơn. Bởi việc đi bộ hay đi xe bus trong trường hợp này rất mệt mỏi. Đặc biệt là khi đi làm, đi bộ đường dài sẽ khiến tôi mệt mỏi, tâm trạng xuống dốc và không đạt hiệu quả công việc như ý.

2. Dữ trữ quá nhiều trái cây và rau quả

Trước khi ăn hết đồ ăn, tôi lại mua một đống trái cây và hoa quả tích trữ trong tủ lạnh với hy vọng càng mua nhiều càng được giảm giá. Thói quen này lại khiến tôi không bao giờ được ăn hoa quả tươi, thậm chí có khi ăn phải quả hư thối.

Tôi cũng nhận ra, việc mua sắm nhiều trái cây và rau quả theo số lượng lớn thực chất cũng không giúp mình tiết kiệm là bao. Do đó, khi nào tôi muốn ăn, tôi sẽ chỉ mua với số lượng vừa đủ, đồng thời giảm số lượng hoa quả và trái cây dự trữ trong nhà thì càng tiết kiệm được nhiều hơn.

Nếu còn cứng đầu giữ lại 7 thói quen tiết kiệm này, tôi tin chắc trong tương lai dù có bao nhiêu tiền bạn cũng không thể xếp vào tầng lớp "người giàu"- Ảnh 1.

3. Chất đống đồ trong nhà

Ngày trước, tôi ít khi vứt bỏ đồ cũ. Bởi tôi luôn nghĩ rằng bản thân sẽ cần dùng chúng vào một dịp nào đó trong tương lai. Hoặc tôi tin rằng một ngày nào đó tôi sẽ thanh lý đồ cũ, như thế cũng thu lại một mớ tiền.

Nhưng thực tế khi chất đống đồng cũ ở nhà, vi khuẩn và côn trùng sẽ sinh sôi nảy nở và bay khắp nơi. Điều này vừa mất vệ sinh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, những món đồ mà tôi vốn tưởng mình có thể tái sử dụng lại luôn chất đống ở ban công, góc bếp,... từ năm này qua năm khác mà chủ nhân là tôi không bao giờ động đến

4. Tiết kiệm điện và nước sai cách

Mẹ tôi thích tái sử dụng nước để giặt quần áo và rửa rau củ. Tuy nhiên, chúng lại khiến sàn nhà ẩm ướt và dễ trơn trượt, trong khi nước tái sử dụng nhiều lần không đảm bảo vệ sinh.

Còn về bố tôi, bố không thích bật quá nhiều đèn trong nhà để tiết kiệm tiền. Cho đến khi có lần bố bị ngã vì trời tối, hay mắt ông đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng về thị lực thì bố mới chịu thay đổi những thói quen này.

5. Tự sửa đồ điện tử ở nhà

Hầu hết những người bình thường đều như tôi, không biết gì về các sản phẩm điện tử. Tôi thường gặp khó khăn khi tự mình thay màn hình điện thoại bị hỏng hoặc linh kiện máy tính, nhưng tôi vẫn làm chỉ vì muốn tiết kiệm tiền. Do không có kiến thức nên tôi chữa "lợn lành thành lợn què", lúc sau phải ngậm ngùi thay cái mới vì cái cũ đã bị sửa thành hỏng.

Nếu còn cứng đầu giữ lại 7 thói quen tiết kiệm này, tôi tin chắc trong tương lai dù có bao nhiêu tiền bạn cũng không thể xếp vào tầng lớp "người giàu"- Ảnh 2.

Nếu đồ điện tử bị hỏng và bạn không chắc chắn về độ hiểu biết của mình với chúng, tôi khuyên bạn hãy mang chúng ra tiệm sửa để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc. Hãy để thợ lành nghề tìm cách khắc phục chúng thay vì tự mình tìm hiểu từ A-Z.

6. Mua hàng chỉ vì chúng được giảm giá

Ban đầu tôi chỉ định mua 1 món đồ, nhưng sau đó tôi đã mua rất nhiều vì thấy chúng được giảm giá. Cứ như thế, tôi đã tiêu một khoản tiền không nhỏ vào những món đồ không nằm trong kế hoạch mua sắm ban đầu.

7. Mua trang phục giá rẻ

Ông bà cha mẹ nhà chúng ta thường tiếc tiền, thích tiết kiệm đủ mọi thứ nên hay lựa chọn quần áo và giày dép rẻ tiền. Loại trang phục này dễ phai màu, dễ hỏng, chỉ cần mặc vài lần là phải thay cái mới.

Lúc này, bạn phải khâu vá chúng thì mới có thể tiếp tục sử dụng hoặc chấp nhận mua thêm món mới. Sau nhiều lần trải nghiệm trang phục giá rẻ này, tôi nhận ra nên mua những món đồ chất lượng tốt, tuy đắt hơn nhưng đem lại giá trị lâu bền về sau này.

Nguồn: Toutiao

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày