Nếu chưa giàu trong năm Quý Mão, hãy bắt đầu làm ngay 4 điều này, đặc biệt là phải “SMART”

Nguyệt, Theo Phụ nữ số 14:44 12/02/2024
Chia sẻ

Hãy bắt đầu kiểm soát túi tiền của bạn ngay hôm nay.

Chúc mừng năm mới Giáp Thìn. Không chỉ là một kỳ nghỉ, Tết còn là khoảng dừng của nhiều người giữa nhịp sống hối hả, bận rộn ngày thường. Việc chuyển sang lịch mới nhắc nhở chúng ta cần suy ngẫm và đặt ra mục tiêu cho tương lai. Thời điểm này, hãy dành ra chút thời gian để thực hiện những cam kết đổi mới bản thân và mục tiêu tài chính của bạn.

Bạn muốn mua nhà, sắm thêm ô tô hay đi du lịch nhiều hơn? Hay bạn chỉ đơn giản muốn có một quỹ tiết kiệm phòng lúc ốm đau, hay có một khoản riêng để đi đầu tư cổ phiếu. Nếu chưa có kế hoạch để làm giàu và quản lý tốt ví tiền của bạn trong năm tới, hãy tham khảo các việc cần làm sau đây.

1. Lập ngân sách tài chính

Đây là bước đầu tiên để bạn bắt đầu quản lý túi tiền. Làm giàu tương đối “đơn giản" nếu bạn hoàn thành hai mục tiêu sau, gồm lập kế hoạch tài chính và bắt bản thân phải tuân theo. Với người mới bắt đầu tập tành kiểm soát tài chính, các nhiệm vụ này có thể khó khăn. Tuy nhiên về lâu dài, việc ghi chép lại các khoản chi tiêu cá nhân sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét về tình hình tài chính của mình.

Nếu chưa giàu trong năm Quý Mão, hãy bắt đầu làm ngay 4 điều này, đặc biệt là phải “SMART” - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Đầu tiên, hãy chọn một quyển note, app tài chính hoặc google sheet để bắt đầu ghi ra các khoản chi tiêu của mình. Tiếp theo, hãy phân loại chi tiêu, đơn cử thành 2 mục là chi tiêu cần và chi tiêu muốn. Chi tiêu cần là các khoản mà nếu thiếu chúng, bạn không thể sống tốt, chẳng hạn tiền nhà, tiền mua thực phẩm, tiền mua thuốc uống hàng tháng… Trong khi đó, chi tiêu muốn là khoản chi mà bạn “có cũng được, không có cũng không sao", như tiền đi du lịch, tiền mua sắm quần áo mới…

Trong kế hoạch tài chính hàng tháng, bạn hãy phân chia tỷ lệ thu nhập phân bổ vào chi tiêu cần và chi tiêu muốn. Số tiền còn lại, bạn hãy chuyển thẳng vào tài khoản tiết kiệm. Đây sẽ là số tiền bạn để dành, hoặc mang đi đầu tư.

2. Bắt đầu tiết kiệm

Đừng thả mình trôi theo dòng chảy của tiền và hãy bắt đầu tích lũy tiền bạc dần từ đây. Để làm được điều này, bạn cần cắt giảm chi tiêu ở những khoản không cần thiết, tìm cách nâng cao thu nhập và bắt bản thân kỷ luật trong việc để dành tiền.

Tiết kiệm nhiều hơn cũng giúp bạn gia tăng quỹ dự phòng - bước đầu tiên cần làm để xây dựng tình chính lành mạnh. Quỹ này tương đương 3-6 tháng chi tiêu, dùng để bạn phòng trường hợp ốm đau hay thất nghiệp.

Khi tích lũy được một khoản tiền nhất định, nhiều người sẽ chọn gửi ngân hàng. Nếu chọn phương án này, bạn cần lưu ý một điều quan trọng. Đó là theo dõi và so sánh lãi suất giữa các ngân hàng để chọn ra đơn vị có mức lãi suất cao, đi kèm thời hạn gửi phù hợp, đồng thời có độ an toàn cao với tiền của bạn.

Nếu chưa giàu trong năm Quý Mão, hãy bắt đầu làm ngay 4 điều này, đặc biệt là phải “SMART” - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

3. Lập mục tiêu cho năm mới

Nhiều người bắt đầu lập mục tiêu cho năm mới nhưng nhanh chóng bỏ cuộc chỉ sau… vài ngày. Sau đó, họ gọi tháng đầu tiên của năm là “tháng xé nháp". Cứ như thế, nhiều người “xé nháp" hết một năm và lại chờ đợi năm kế tiếp để lập mục tiêu và bắt đầu lại từ đầu.

Tại sao chúng ta nhanh chóng từ bỏ mục tiêu dễ dàng đến thế? Tại sao tinh thần hăng hái, muốn bắt tay đổi mới một thứ gì đó của bạn lại nhanh chóng vụt tắt? Câu trả lời không chỉ nằm ở tính kiên trì mà còn là cách bạn đặt mục tiêu cho năm mới.

Hãy thử hỏi mình: Liệu bạn có đặt mục tiêu tài chính “nằm ngoài tầm với” của bạn thân, khiến bạn nhanh chóng bỏ cuộc chỉ sau vài ngày? Nếu câu trả lời là “Có”, hãy thử tham khảo nguyên tắc đặt mục tiêu SMART. SMART là viết tắt của 5 chữ cái:

- Specific (Cụ thể): Thay vì nói “Tôi sẽ tiết kiệm tiền", hãy viết mục tiêu là “Tôi sẽ tiết kiệm được 10 triệu đồng/tháng" thì sẽ cụ thể và mang lại hiệu quả hơn.

- Measurable (Đo lường được): Để tiết kiệm 10 triệu đồng/tháng, bạn sẽ theo dõi và đo lường chúng như thế nào? Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách ghi lại quá trình rên ứng dụng điện thoại hoặc giấy note.

- Achievable (Tính khả thi): Đây là yếu tố quan trọng quyết định kế hoạch tài chính của bạn có thực hiện được hay không. Ví dụ bạn thấy việc mình để dành được 10 triệu đồng mỗi tháng là điều bình thường. Bởi hiện giờ mức lương của bạn là 20 triệu đồng/tháng và bạn có thể cắt giảm nhiều nhu cầu xa hoa của cuộc sống để tiết kiệm tiền.

Nếu chưa giàu trong năm Quý Mão, hãy bắt đầu làm ngay 4 điều này, đặc biệt là phải “SMART” - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

- Relevant (Tính phù hợp): Mỗi mục tiêu cần phù hợp với kế hoạch tài chính tổng thể và lối sống của bạn. Ví dụ, bạn nhận thấy tiết kiệm 10 triệu đồng/tháng sẽ khiến bạn ít đi chơi và mua sắm quần áo. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sống tốt nếu theo đuổi thói quen tài chính này. Hay nếu đặt trong cả bức tranh tài chính cá nhân, việc cất riêng 10 triệu đồng/tháng giúp bạn có tiền đi đầu tư. Như thế, có một quỹ tiết kiệm này sẽ có lợi cho bạn trong tương lai, từ đó tạo thêm động lực đạt được mục tiêu.

- Time Bound (Giới hạn thời gian): Đây là thời gian mà bạn đặt ra để hoàn thành mục tiêu. Ví dụ: 1 năm là thời điểm phù hợp với cá nhân bạn để cất được một nửa tháng lương, nhờ đó cuối năm có khoản tiết kiệm 120 triệu đồng.

4. Đầu tư từ sớm

Một điều thực tế: Bạn sẽ khó đạt được mục tiêu tài chính từ sớm nếu chỉ tập trung vào tiết kiệm. Thay vào đó, bên cạnh nỗ lực gia tăng thu nhập, bạn hãy tìm hiểu và sớm bắt tay vào đầu tư. Những yếu tố bạn nên cân nhắc khi tìm kênh đầu tư phù hợp là khả năng chịu rủi ro của bản thân, số tiền đang có, tính thanh khoản và khả năng sinh lời. Chẳng hạn, cổ phiếu được coi rủi ro hơn trái phiếu, song tất nhiên lợi nhuận mang lại sẽ không bằng.

Quan trọng là nhớ nguyên tắc “đừng bỏ hết trứng vào cùng một giỏ". Hay bạn cần đa dạng danh mục đầu tư, nhằm tránh rủi ro và biến động khi thị trường thay đổi. Trước khi nghĩ đến chuyện làm giàu, bạn cũng nên dành thời gian nghiên cứu, nhằm tránh bị lừa đảo và thất thoát một số tiền lớn.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày