Xã hội ngày một phát triển mạnh mẽ, song điều này cũng khiến con người phải chịu đựng khá nhiều áp lực trong cuộc sống thường ngày. Nhưng tùy mỗi cá nhân mà mức độ phản ứng về cảm xúc hay sức chống chọi trước biến cố khó khăn lại có sự chênh lệch nhất định.
Con người phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống thường ngày. Ảnh minh họa.
Nếu đối tượng chịu tác động tâm lý không thể tĩnh tâm trong mọi tình huống thì việc tự than trách bản thân, bị mù quáng bởi cảm giác vô vọng rồi tự dồn mình vào con đường bi đát là điều rất dễ xảy ra.
Khi ấy, họ thường nói chuyện với bất kỳ ai về cái chết, hoặc tìm đến cái chết như một sự giải thoát cuối cùng. Đó không chỉ đơn giản là dấu hiệu báo trước về hành động tự tử, mà còn là một lời kêu cứu thực sự!
Khi phải chịu những áp lực nhất định về mặt tâm lý, con người ta có thể chia sẻ ý định muốn tự sát với một vài nhân tố xung quanh.
Chia sẻ ý muốn tự sát. Ảnh minh họa.
Những đối tượng này thường tìm tới cái chết, chấm dứt mọi khổ đau trong cuộc sống khi mà các giải pháp xoa dịu đều trở nên vô hiệu. Do tâm trạng vốn thiếu ổn định nên việc chứng kiến một vài cá nhân khác tự vẫn, hoặc có ý định tương tự cũng là nguyên nhân chính khiến họ hành động thiếu suy nghĩ.
Đôi lúc, câu nói bâng quơ như "cuộc đời chẳng còn ý nghĩa gì nữa", hoặc "ước gì tôi chết đi cho rồi" không hề nhận được sự quan tâm từ phía xã hội. Chỉ tới khi nó xảy ra thật thì chúng ta mới cảm thấy hối hận.
Theo khảo sát từ trang Livescience, hầu hết những người định kết liễu cuộc đời đều có mức sống khá ổn định. Và tỷ lệ tự tử ở quốc gia giàu mạnh thường cao hơn ở các nước kém phát triển, hay nói cách khác là càng đề cao tự do cá nhân, càng có học vấn tốt thì nguy cơ rơi vào cảnh tuyệt vọng càng lớn.
Nhiều người đã tự vẫn khi rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Ảnh minh họa.
Nhiều nhà tâm lý học cho rằng: "Khi sống quá dư dả, con người sẽ đề ra tiêu chuẩn khắt khe quá mức về sự hạnh phúc. Họ rất dễ chán nản, rơi vào cảnh tuyệt vọng hoặc xuất hiện ý muốn tự sát nếu mọi thứ diễn ra không đúng như mong ước của mình.
Sự tụt dốc từ giàu có xuống nghèo khó có khả năng tác động mạnh mẽ tới mỗi cá nhân. Họ bị sốc trước mọi thứ, thậm chí còn kết liễu cuộc đời trong vòng một tháng đầu điều trị tâm lý ở bệnh viện".
Không phải ai cũng dám đối mặt với nỗi sợ cái chết. Ảnh minh họa.
Rất nhiều người từng muốn tự sát, song trên thực tế thì số lượng các vụ tự tử lại tương đối ít. Bởi không phải ai cũng dám đối mặt với nỗi sợ cái chết và có khả năng chịu đựng đau đớn cao.
Tuy nhiên, nếu nạn nhân từng phải chịu thảm cảnh bạo hành hoặc bị lạm dụng tình dục trong quá khứ, việc quen dần với nỗi đau sẽ khiến họ trở nên gan lì hơn, từ đó làm tăng khả năng tự sát lên gấp nhiều lần.
Trước khi tự vẫn, họ thường rơi vào tình trạng suy giảm nhận thức nghiêm trọng. Ảnh minh họa.
Nhận thức của con người bắt đầu suy giảm, từ đó dẫn tới sự lệch lạc trong vấn đề tư duy mọi việc. Họ thường cảm thấy quãng thời gian hiện tại như kéo dài vô tận, nỗi bất an cứ thế dần tăng lên khiến bản thân phải lo lắng tột độ.
Đa phần đều bị kéo vào con đường cùng, không lối thoát rồi dùng chính cái chết để chạy trốn khỏi tương lai mờ mịt phía trước.
Tự oán trách bản thân cũng là một dấu hiệu cho thấy đối phương có ý định tự tử. Ảnh minh họa.
Những ai có suy nghĩ tiêu cực, cảm giác xấu hổ khi bị xâm phạm, chửi rủa hoặc chối bỏ thường tỏ ra chán ghét bản thân và tự đẩy mình vào con đường tăm tối, tách biệt với mọi thứ xung quanh.
Đây chính là nguyên nhân khiến một vài đối tượng dễ bị tổn thương như người thuộc giới tính thứ ba, hay nhiễm phải căn bệnh thế kỷ HIV tự kết liễu cuộc đời nhằm giải thoát khỏi sự khinh miệt từ xã hội.
Bất ngờ thiếu quan tâm tới vấn đề chăm sóc bản thân cũng như vẻ bề ngoài, sự suy giảm đột ngột trong khả năng làm việc hay học tập và thường xuyên vắng mặt tại nơi công tác chính là một dấu hiệu rõ ràng của việc muốn tự tử.
Ngoài ra, việc sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, ma túy với tần suất cao nhằm tạm thời quên hết những vấn đề trong cuộc sống cũng không phải ngoại lệ. Họ dễ dàng suy nghĩ tiêu cực, thậm chí tự vẫn trong thời điểm bản thân thiếu tỉnh táo.
Sự thay đổi bất thường về mọi mặt trong cuộc sống. Ảnh minh họa.
Những người chán nản với cuộc sống, muốn giải thoát bằng cái chết đôi khi dễ nổi nóng, hành xử một cách hiếu chiến, tự gây hại cho thân thể hoặc danh dự của mình mà không hề quan tâm tới hậu quả.
Nếu đối tượng bỗng tỏ ra "yêu đời" sau thời gian trầm cảm và suy sụp kéo dài, bạn hãy cố tìm cách giúp đỡ bởi họ đang muốn tự cứu mình khỏi những khó khăn trong cuộc sống theo cách thức tiêu cực.
Những người có ý định tự sát thường nói lời tạm biệt một cách bất ngờ. Ảnh minh họa.
Những người có ý định tự sát thường đi thăm họ hàng, gia đình hoặc bạn bè một cách bất thường và nói lời tạm biệt như thể đó là lần cuối cùng được gặp nhau. Do vậy, nếu gặp bất cứ trường hợp nào có biểu hiện tương tự, kèm thêm sự chán nản biểu hiện trên gương mặt thì bạn hãy cố gắng thăm hỏi và tìm cách ngăn chặn kịp thời.