Mỹ thuật Đa phương tiện – thực tế tại Ấn Độ và tiềm năng ở Việt Nam

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 23/08/2020
Chia sẻ

Những năm gần đây, nhiều phim Live-Action/CGI như The Jungle Book, Black Panther hay The Lion King, được sản xuất CGI và VFX tại Ấn Độ. Ngành Mỹ thuật Đa phương tiện (MTĐPT) Ấn Độ liên tục tăng trưởng, với sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ streaming online, nhu cầu với các nội dung được thiết kế và sản xuất chất lượng ngày càng cao.

Vậy, những yếu tố nào khiến ngành MTĐPT Ấn Độ thành công? Các xu hướng trong những năm tiếp theo sẽ là gì? Và các bạn trẻ theo đuổi MTĐPT sẽ cần những kỹ năng - công cụ gì?

Sau đây là bài phỏng vấn Ông Venkatesh Kamath, chuyên gia Ấn Độ với 20 năm kinh nghiệm làm việc và giảng dạy trong lĩnh vực MTĐPT và hiệu ứng hình ảnh (VFX).

Mỹ thuật Đa phương tiện – thực tế tại Ấn Độ và tiềm năng ở Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Venkatesh Kamath - Global Head M&E Academics của ARENA Multimedia.

Theo ông, vì sao ngành MTĐPT của Ấn Độ lại thành công như vậy?

Ngành MTĐPT tại Ấn Độ ban đầu là các studio chuyên gia công (outsourcing) thiết kế 2D. Các họa sỹ dần dần sử dụng nhiều phần mềm kỹ thuật để chắp cánh cho sức sáng tạo của họ. Cuối thập niên 90, các studio Ấn Độ đã bắt đầu phụ trách thiết kế cho các chương trình quốc tế. Ấn Độ trở thành "xưởng gia công" chuyên nghiệp của Hollywood và các studio châu Âu, bởi nhân lực có kỹ năng và sáng tạo, làm việc chuyên nghiệp và chi phí phải chăng.

Ngành gia công Ấn Độ thành công là nhờ nhân lực được đào tạo chính xác các công nghệ mới nhất, các kỹ năng cốt yếu của MTĐPT. Trong quá trình làm việc, các họa sĩ học hỏi thêm từ đối tác quốc tế, giúp họ càng nâng cao kỹ năng và chuyên môn. Nguồn nhân lực chất lượng đó đã tạo đà cho nền kinh tế MTĐPT, khiến ngày càng nhiều studios và nhà làm phim tìm đến Ấn Độ để gửi gắm nhiều dự án.

Ngành VFX Ấn Độ phát triển rất nhanh với nhiều dự án xuất sắc. Nhiều studios quốc tế đầu tư vào Ấn Độ, ví dụ như Digital Domain mở studio tại Hyderabad năm 2017; hoặc thương vụ Technicolor mua lại Paprikaas – studio hoạt hình Ấn Độ vào năm 2010. Hoặc như liên doanh giữa Framestore và Anibrain – studio chuyên VFX tại Pune, vào đầu 2018. Những studio quốc tế này đầu tư tài chính và cả nguồn lực sáng tạo, công nghệ vào Ấn Độ.

Ngành MTĐPT đang sử dụng các kỹ thuật nào phổ biến nhất?

MTĐPT gồm nhiều lĩnh vực, phát triển nhất là Digital design, Animation, Gaming và Visual Effects. Nhờ toàn cầu hóa mà MTĐPT ngày càng cạnh tranh, mở ra nhiều cơ hội tốt cho các họa sĩ trẻ, đặc biệt là tại Việt Nam – Top 3 các quốc gia đang phát triển.

Chưa bao giờ người ta dùng internet nhiều như hiện nay, đặc biệt là các thiết bị thông minh. Do đó, nhu cầu tuyển dụng chuyên viên thiết kế UI/UX (thiết kế về giao diện hoặc tối ưu trải nghiệm của người dùng) cũng tăng mạnh. Ngành website cũng rất sôi nổi, vì với sự xuất hiện của các thiết bị thông minh, doanh nghiệp cần đội ngũ thiết kế website tương tác cao, đặc biệt là các chuyên viên có kiến thức về phát triển web (front-end web development).

Những năm gần đây đã có một cuộc cách mạng trong ngành Hoạt hình và Game; các công nghệ mới giúp chất lượng sản phẩm ngày càng chân thực. Một lý do quan trọng là do áp dụng PBR (Physical Based Rendering) workflow. Tương tự, với Texturing các 3D Assets cho phim hoạt hình hay games, đều yêu cầu độ chân thật cao. Một xu hướng nữa là mullti-task - tức khả năng làm việc trong nhiều genre khác nhau nhờ nắm rõ trọn vẹn quy trình (complete pipeline).

Thay vì yêu cầu bằng cấp học vấn truyền thống, ngành MTĐPT đòi hỏi sáng tạo - đam mê và thái độ. Các bạn trẻ có 3 yếu tố quan trọng này, và có trang bị kỹ năng MTĐPT toàn diện sẽ có nhiều cơ hội và lựa chọn việc làm tốt hơn.

Mỹ thuật Đa phương tiện – thực tế tại Ấn Độ và tiềm năng ở Việt Nam - Ảnh 2.

Ông Kamath thông báo các cập nhật trong chương trình AMSP 2020.

Theo ông, ngành MTĐPT tại Việt Nam có tiềm năng ra sao?

Hai năm qua, tôi đến Việt Nam nhiều, được gặp các studio, chuyên gia, và sinh viên trong ngành. Tôi tin rằng ngành MTĐPT của Việt Nam có khả năng phát triển gấp nhiều lần Ấn Độ.

Ngành kinh tế dựa trên internet của Việt Nam phát triển rất nhanh, dự báo sẽ vượt 100 tỷ đô la trước 2025. Hơn 80% dân số Việt Nam - khoảng 75 triệu người - sử dụng điện thoại thông minh. Có điện thoại thông minh, có kết nối internet tốt, người ta sẽ "tiêu thụ" ngày càng nhiều nội dung.

Ngành Game Việt Nam cũng phát triển mạnh nhờ internet và 4G tốc độ cao được phủ sóng rộng rãi. Các studio hàng đầu như: Gameloft, Gear Inc, Funtap, Gemmob, Bombus VN đang sản xuất rất nhiều dự án cho đối tác quốc tế. Một nhu cầu mới nữa là game nội địa, do studio Việt sản xuất cho người Việt chơi.

Ngành MTĐPT Việt Nam đã chín mùi, cạnh tranh ở tầm quốc tế, và thị trường việc làm ngày càng sôi động. Cơ hội rộng mở dành cho các họa sĩ trẻ được đào tạo chuyên nghiệp, toàn diện, có kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc, và hiểu biết - trải nghiệm với ngành MTĐPT quốc tế.

Mỹ thuật Đa phương tiện – thực tế tại Ấn Độ và tiềm năng ở Việt Nam - Ảnh 3.

Ông Kamath trong một hội thảo cho học viên ARENA Multimedia Việt Nam.

ARENA Multimedia đào tạo chuyên sâu về Mỹ thuật Đa phương tiện, khởi đầu ở Ấn Độ từ 1996. Chương trình được cập nhật định kỳ, đảm bảo đào tạo các kỹ năng, kiến thức toàn diện – chuyên sâu về những công nghệ phổ biến và cần thiết trong sự nghiệp MTĐPT. Năm 2020, ARENA Multimedia toàn cầu sẽ triển khai chương trình AMSP 2020 với các cập nhật quan trọng về công nghệ mà ông Kamath chia sẻ. Truy cập http://arenavietnam.vn/ để biết trung tâm ARENA Multimedia gần nhất, và bắt đầu sự nghiệp MTĐPT ngay!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày