Mỹ nhân chuyển giới Trân Đài: "Tôi cảm nhận con người thật từ 6 tuổi, bước chân lên bàn mổ từ 15 tuổi"

Angus - HwangPD, Ảnh: Đức Phạm, Clip: Kinglive, Theo Trí Thức Trẻ 06:46 01/01/2021

Hành trình trở về Việt Nam tham gia Đại Sứ Hoàn Mỹ 2020 của Trân Đài xem ra vô cùng gian nan.

Phùng Trương Trân Đài là một thí sinh khác đặc biệt của Đại Sứ Hoàn Mỹ 2020. Cô nàng này hiện đang sinh sống và làm việc tại Mỹ nhưng vì quá yêu thích cuộc thi nên đã quyết định bay về Việt Nam để tham gia dù tình hình dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp.

Sở hữu vẻ đẹp từa tựa Miss Universe 2017 Demi cũng như Quán quân The Face Tú Hảo, Trân Đài đã được ban giám khảo chọn thẳng vào top 15 mà không cần phải thông qua 3 HLV. Học trò Minh Tú được đánh giá là một ứng viên tiềm năng mà những cô gái như Lương Mỹ Kỳ, Tường Vi, Mộng Thường... cần phải dè chừng.

Trân Đài và hành trình từ Mỹ về Việt Nam thi nhan sắc

Mỹ nhân chuyển giới Trân Đài: Tôi cảm nhận con người thật từ 6 tuổi, bước chân lên bàn mổ từ 15 tuổi - Ảnh 2.
Mỹ nhân chuyển giới Trân Đài: Tôi cảm nhận con người thật từ 6 tuổi, bước chân lên bàn mổ từ 15 tuổi - Ảnh 3.

"Cho dù có chết trên bàn mổ thì mình cũng chấp nhận"

Chào Trân Đài, bạn có thể giới thiệu đôi nét về bản thân cho mọi người cùng biết được không?

Xin chào, mình tên là Phùng Trương Trân Đài. Hiện tại, mình đang sinh sống và học tập tại Mỹ. Mình vừa tốt nghiệp chuyên ngành Chăm sóc da tại một trường Đại học. Sau đó, mình quyết định gác lại tất cả dự định để trở về Việt Nam và tham dự Đại Sứ Hoàn Mỹ 2020.

Bạn nhận ra con người thật của mình từ khi nào và đã nỗ lực thay đổi bản thân ra sao?

Mình cảm nhận con người thật từ khoảng 6 đến 8 tuổi và luôn khao khát trở về với chính mình càng sớm càng tốt. Chính vì vậy, mình bắt đầu tiêm hormone vào năm 13 tuổi và quyết định bước chân lên bàn mổ để chuyển giới khi bước sang tuổi 15. Mình thấy đây là độ tuổi khá sớm để phẫu thuật nhưng vì quá nôn nao nên mình quyết định làm luôn. 

Sau khi tìm hiểu kỹ mọi quá trình và chuẩn bị tiền bạc xong xuôi, mình sang Thái Lan cùng một người bạn chuyển giới để tiến hành phẫu thuật. Người bạn đi chung đã chăm sóc và giúp đỡ mình tất cả mọi thứ.

Người thân đã đón nhận thông tin về việc bạn chuyển giới như thế nào?

Sau khi biết được quyết định chuyển giới của mình, gia đình và bạn bè đều rất ủng hộ. Trong gia đình mình cũng có một thành viên thuộc cộng đồng LGBT nên nhờ đó mà mình mới nhận được sự ủng hộ từ người thân.

Cảm xúc của bạn khi bước lên bàn mổ ra sao?

Lúc đó, mình thấy rất lo sợ và hồi hộp vì tuổi đời lúc đó còn khá nhỏ. Thậm chí, mình cón đắn đo không biết quyết định này có đúng đắn hay không nhưng vì luôn khao khát được trở về với giới tính thật sớm nhất nên mình phải tự an ủi và trấn an bản thân. Mình nhớ nhất câu nói dùng để tự động viên bản thân rằng: "Cho dù có chết trên bàn mổ thì mình cũng chấp nhận".

Bạn mất bao lâu để hồi phục sức khỏe và đi lại bình thường sau ca phẫu thuật?

Chắc cũng khoảng 5 đến 7 ngày. Chi phí phẫu thuật bên Thái Lan không đủ để mình ở lại trong bệnh viện quá lâu vì còn rất nhiều bệnh nhân khác. Vì vậy, mình phải xuất viện sớm và trở về khách sạn rồi tự hồi phục cũng như tập luyện thêm. Bên cạnh đó, mình trau dồi kỹ năng và tính cách của người phụ nữ hàng ngày để hoàn thiện bản thân hơn.

Gia đình và người thân đón nhận hình hài mới của bạn ra sao?

Mẹ mình từng rất lo sợ vì không biết quá trình mình phẫu thuật ra sao. Sau khi mình trở về nhà, mẹ rất vui vì con gái không gặp bất trắc trong quá trình giải phẫu. Thời điểm đó, cộng đồng LGBT chưa được chấp nhận nhiều nên chỉ những người quen biết mình lâu mới có cái nhìn cởi mở. Đối với người lạ, mình hoàn toàn giấu thân phận thật, không muốn để họ biết mình là người chuyển giới.

Trước khi chuyển giới, bạn có nhận được những ý kiến tiêu cực hay bị kì thị không?

Có chứ, rất nhiều luôn. Mình từng bị kì thị trong trường học. Khi đi chợ, mình cũng nghe có người nói tại sao hình hài giống con gái nhưng giọng nói thì lại hơi trầm khàn. Những lời bàn tán, dị nghị xung quanh mình rất nhiều, bản thân mình phải trải qua nhiều khó khăn để vượt qua những rào cản đó trong cuộc sống.

Mỹ nhân chuyển giới Trân Đài: Tôi cảm nhận con người thật từ 6 tuổi, bước chân lên bàn mổ từ 15 tuổi - Ảnh 4.
Mỹ nhân chuyển giới Trân Đài: Tôi cảm nhận con người thật từ 6 tuổi, bước chân lên bàn mổ từ 15 tuổi - Ảnh 5.
Mỹ nhân chuyển giới Trân Đài: Tôi cảm nhận con người thật từ 6 tuổi, bước chân lên bàn mổ từ 15 tuổi - Ảnh 6.

Bạn đến nước Mỹ từ khi nào và sinh sống tại đây bao lâu rồi? 

Mình đến Mỹ từ năm 2015 và sinh sống tại đất nước này được 5 năm rồi. Cuộc sống của mình trong những ngày đầu tại Mỹ rất khó khăn. Khi mới qua đó, mình hầu như không quen biết ai nên phải tự lập tất cả mọi thứ. Mình phải đi học bằng xe đạp và tự nấu ăn để đem theo vì đồ ăn ở ngoài rất đắt. Bên cạnh đó, mình cũng phải đi làm lụng để tích cóp chi phí sử dụng hàng ngày. 

Không biết bạn đã trải qua bao nhiêu mối tình rồi?

Có thể mọi người sẽ nghĩ mình đã trải qua nhiều mối tình rồi nhưng sự thật thì người bạn trai hiện tại mới chỉ là mối tình thứ 3 của Trân Đài thôi!

Nhan sắc của Trân Đài được đánh giá khá cao, không biết những đường nét trên gương mặt bạn có hoàn toàn tự nhiên không?

Hoàn toàn tự nhiên. Mình rất may mắn được thừa hưởng nét đẹp tự nhiên từ ba.

Có ý kiến cho rằng bạn sở hữu gương mặt giống với Hoa hậu Hoàn Vũ 2017 Demi-Leigh Nel-Peters cũng như Tú Hảo, bạn nghĩ sao về điều này?

Mình thấy rất vui vì được khen giống với một người đẹp nổi tiếng. Mình muốn gửi lời cảm ơn tới khán giả vì đã ủng hộ và khen ngợi mình giống chị Demi và Tú Hảo.

Mỹ nhân chuyển giới Trân Đài: Tôi cảm nhận con người thật từ 6 tuổi, bước chân lên bàn mổ từ 15 tuổi - Ảnh 7.
Mỹ nhân chuyển giới Trân Đài: Tôi cảm nhận con người thật từ 6 tuổi, bước chân lên bàn mổ từ 15 tuổi - Ảnh 8.
Mỹ nhân chuyển giới Trân Đài: Tôi cảm nhận con người thật từ 6 tuổi, bước chân lên bàn mổ từ 15 tuổi - Ảnh 9.

"Nếu bản thân không tham gia buổi workshop mà được chọn thì sẽ làm mất đi tính công bằng của cuộc thi"

Cơ duyên khiến bạn biết đến Đại Sứ Hoàn Mỹ là như thế nào?

Mình có xem mùa đầu tiên của Đại Sứ Hoàn Mỹ vì cũng là một người trong cộng đồng LGBT. Bạn của mình có gửi cho một số link khi chương trình khởi động và thông báo tuyển sinh. Bản thân mình đắn đo rất nhiều khi quyết định đến với cuộc thi.

Hành trình trở về Việt Nam để tham gia chương trình của bạn có gặp nhiều khó khăn hay không?

Như mọi người cũng biết, tình hình bệnh dịch tại Mỹ rất căng thẳng, mọi hoạt động cộng đồng đều không thể diễn ra. Quyết định trở về Việt Nam ở thời điểm đó của mình là một quyết định liều lĩnh. Mình đăng ký bay về Việt Nam từ rất sớm, lúc đó tình hình bệnh dịch cũng không bớt nóng nên để đi tới quyết định này, mình cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Sau 7 tháng đăng ký, mình mới được gọi thông báo là có tên trong danh sách được về nước. Trong 7 tháng đó, mình chuẩn bị tất cả mọi thứ như giày dép, quần áo, kỹ năng catwalk, trả lời phỏng vấn để đến với cuộc thi. Và tất nhiên, khi đã được phép trở về nước thì mình cũng phải tuân thủ lệnh cách ly như bao người.

Có một số tin đồn cho rằng bạn không cần phải casting vẫn được đặc cách vào top 55?

Mình có đọc rất nhiều thông tin về vấn đề này. Cụ thể, ngày 24/10 thì chương trình có tổ chức buổi workshop kiêm luôn casting, lúc đó mình đã về nước và phải cách ly. Biết trước được việc mình không thể xuất hiện ngày hôm đó nên mình cũng chủ động liên hệ với ban tổ chức để có một buổi phỏng vấn online với chương trình. Chính vì vậy, mình cũng muốn gửi lời cảm ơn tới ban tổ chức vì đã thông cảm cho sự khó khăn của mình khi trở về Việt Nam, do thời gian cách ly 15 ngày nên mình không thể tham dự buổi workshop của chương trình.

Trong quá trình cách ly, bạn có nhận được sự hỗ trợ thêm của ban tổ chức để bắt kịp với các thí sinh còn lại hay không?

Không. Tự mình phải chủ động liên hệ với ban tổ chức vì mình biết nếu bản thân không tham gia buổi workshop mà được chọn thì sẽ làm mất đi tính công bằng của cuộc thi. Khi đăng ký online, ban tổ chức cũng biết mình đang ở Mỹ và có khuyên rằng nên để mùa sau tham gia nếu không kịp về Việt Nam. Nhưng mình rất quyết tâm tìm lại chính mình và đây cũng là một ước mơ của mình nữa, mình phải tìm mọi cách để đến với cuộc thi.

Tuy nhiên, không chỉ khó khăn trên chặng đường trở về tham gia cuộc thi mà bạn sẽ còn đụng phải rất nhiều đối thủ nặng ký thì bạn thấy sao?

Nhìn mặt bằng chung của mùa năm nay, các thí sinh đều rất xinh đẹp và tài năng. Mình thấy các bạn đều rất nặng ký và mạnh mẽ, ai cũng có khả năng trở thành Đại Sứ Hoàn Mỹ.

Mỹ nhân chuyển giới Trân Đài: Tôi cảm nhận con người thật từ 6 tuổi, bước chân lên bàn mổ từ 15 tuổi - Ảnh 10.
Mỹ nhân chuyển giới Trân Đài: Tôi cảm nhận con người thật từ 6 tuổi, bước chân lên bàn mổ từ 15 tuổi - Ảnh 11.

Bạn đã học hỏi được những điều gì khi gia nhập team Minh Tú?

Mình học được rất nhiều. Nếu mọi người theo dõi chị Minh Tú thì sẽ thấy chị rất tâm huyết, đầu tư và quan tâm tới đội. Từ lúc vào team, mình học được kĩ năng catwalk, trình diễn trước ống kính, khả năng phô diễn hình thể và kiến thức trong cuộc thi, cuộc sống. Chị Tú có một nguồn năng lượng tích cực và sống cực tình cảm. Mình học được rất nhiều điều hay trong cuộc sống nhờ chị Minh Tú. Mình cũng muốn gửi lời cảm ơn tới chị vì chị đã giúp mình hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày.

Trong đội hình team Minh Tú có rất nhiều thí sinh nặng ký nhưng bị đánh giá là hơi nhạt, đặc biệt khi so sánh với Vũ Thu Phương có cá tính quá nổi trội. Bạn có cảm thấy mình nhạt không?

Trong team Minh Tú, mỗi người mang một phong cách riêng, không ai giống ai. Khán giả xem chương trình để nhìn thấy sự tiến bộ của mỗi thí sinh qua các tuần. Mình thấy ai cũng có sự nỗ lực cố gắng nhất định.

Mục tiêu của bạn khi đến với cuộc thi này là gì?

Tuổi thơ của mình đã trải qua rất nhiều tổn thương. Khi đến với cuộc thi, mình cũng ấp ủ một vài dự định và mong muốn mang chúng tới cộng đồng LGBT tại Việt Nam. Mình muốn góp một phần sức trẻ, năng lực và tinh thần tích cực đến với cuộc thi và cộng đồng LGBT tại Việt Nam để cộng đồng ngày càng lớn mạnh hơn, văn minh hơn và có nhiều thành công trong xã hội.

Giả sử được lọt vào top 3 và kí hợp đồng độc quyền với công ty của Hương Giang, bạn sẽ lựa chọn ở lại Việt Nam hoạt động hay quay về Mỹ?

Như mọi người cũng thấy, các thí sinh năm nay đều rất cố gắng, tâm huyết và phải vượt qua nhiều thử thách để đến với cuộc thi. Trân Đài cũng vậy. Nếu có cơ hội đạt được một trong những danh hiệu cao nhất, kể cả không có may mắn này, mình vẫn mong muốn đóng góp nguồn năng lượng tích cực cho cộng đồng LGBT tại Việt Nam. Nếu có cơ hội đồng hành cùng các hoạt động xã hội ý nghĩa cho Việt Nam thì Trân Đài luôn luôn sẵn sàng.

Mỹ nhân chuyển giới Trân Đài: Tôi cảm nhận con người thật từ 6 tuổi, bước chân lên bàn mổ từ 15 tuổi - Ảnh 12.
Mỹ nhân chuyển giới Trân Đài: Tôi cảm nhận con người thật từ 6 tuổi, bước chân lên bàn mổ từ 15 tuổi - Ảnh 13.
Mỹ nhân chuyển giới Trân Đài: Tôi cảm nhận con người thật từ 6 tuổi, bước chân lên bàn mổ từ 15 tuổi - Ảnh 14.

Cảm ơn những chia sẻ của Trân Đài và chúc bạn ngày càng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống!