YG Entertainment sẽ “giải cứu” ngành âm nhạc Hàn Quốc?

HanaZ, Theo 15:49 22/01/2011
Chia sẻ

Hình mẫu lý tưởng cho các công ty quản lý Hàn Quốc chính là đây!<img src='/Images/EmoticonOng/47.png'>

Xu hướng hiện tại của ngành âm nhạc Hàn Quốc là đào tạo idol group. Lí do vô cùng đơn giản: vô số người trong ngành cho rằng các idol group dễ dàng “trúng quả” ở thị trường nước ngoài. Làn sóng “xuất ngoại” của các idol group khởi nguồn từ H.O.T và rất nhanh sau đó, ShinhwaDBSK cũng theo bước H.O.T. Tuy nhiên thật không may, các nhóm nhạc này lại chẳng thể tồn tại mãi mãi. Sau DBSK, đại diện tiêu biểu gần đây của Làn sóng Hàn tại Nhật Bản KARA cũng đang đối mặt với nguy cơ tan rã.

Dù gặt hái được rất nhiều thành công nhưng rất nhiều idol group vẫn đứng trên bờ vực tan rã

Công ty quản lý tiêu tốn số tiền lên đến hàng triệu đô và chuẩn bị trong nhiều năm trời cho sự ra đời của một idol group. Ngược lại, các thành viên idol group được lựa chọn để đến với công chúng cũng hi sinh tuổi trẻ cho tương lai của công ty. Trong thời buổi cứ mỗi năm lại có hàng trăm idol group xuất hiện như bây giờ, việc ca khúc được khán giả lắng nghe một lần thôi hẳn cũng đã được coi là may mắn đối với các idol group.

Và khi đã có chút danh tiếng, tính hiệu quả của các idol group lại được đặt vào tình huống thử thách. Đó là khi công ty quản lý lên tiếng phàn nàn rằng lợi nhuận thu về chẳng đáng là bao, còn các idol thì một mực khẳng định rằng bất chấp sự nỗ lực hết mình của họ, công ty quản lý chẳng bao giờ biết đủ là gì. Vậy thì lời nói của công ty quản lý và idol, đâu là thật, đâu là giả?
 
Mâu thuẫn nảy sinh khi công ty quản lý phàn nàn về doanh thu còn idol lại đòi chia lợi nhuận

Căn nguyên của vấn đề sau cùng vẫn là tiền. Công ty quản lý vừa lên tiếng lí luận: “Chúng tôi phải tốn bao công sức mới đào tạo được các cô  cậu (idol group)”, idol ngay lập tức trả miếng: “Chúng tôi đã làm hết tất cả những gì có thể, giờ thì hãy trả lại những gì chúng tôi xứng đáng.” Trong tình huống này, sự xuất hiện của các thành viên gia đình chỉ phức tạp hóa vấn đề lên mà thôi. Tiếp đó, chưa kịp để bất kì ai hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện, hai bên ngay nhanh chóng lao vào cuộc chiến bảo vệ lí lẽ của bản thân. Cứ thế, cộng đồng fan thì hoang mang chia rẽ, trong khi ảnh hưởng của hai bên đến thị trường thì giảm sút đáng kể.   

Giữa những vụ lùm xùm tranh cãi ầm ĩ trong ngành âm nhạc, YG Entertainment nổi lên như một đại diện kiểu mẫu cho quan hệ hòa thuận giữa công ty quản lý và “gà cưng”. Giải pháp mà công ty đưa ra hết sức đơn giản: “Cái gì thuộc về họ (idol group) sẽ được trao cho họ.” Chủ tịch YG Entertainment Yang Hyunsuk cho phép nghệ sĩ trực thuộc sự quản lý của mình được tự do thể hiện phong cách âm nhạc yêu thích, kèm theo đó là sự động viên cổ vũ hết mình. Khán giả thường xuyên chứng kiến “bố Yang” hăng say phát biểu về các “gà cưng”: “Tôi thật sự hi vọng Big Bang sẽ tồn tại lâu dài”, “Với tôi 2NE1 hết sức quí giá”, v.v… Đổi lại, các “gà cưng” cũng thường xuyên ca ngợi và chia sẻ những câu chuyện về “bố Yang” trên truyền hình.

YG Entertainment nổi lên như một đại diện kiểu mẫu cho quan hệ hòa thuận giữa công ty quản lý và “gà cưng”

Với cách giải quyết riêng, rõ ràng là các group do YG Entertainment “đỡ đầu” hoàn toàn ổn định trong ngành âm nhạc đầy rẫy chia rẽ. Sau cùng, nếu muốn các idol tài năng có thể đến với khán giả yêu nhạc và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, cách duy nhất là ngành âm nhạc phải không tồn tại những người chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà không cần biết người khác nghĩ gì.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày