Sáng 9/6, MV cho single mới của
Psy, "
Hangover" đã
chính thức ra mắt khán giả toàn thế giới qua YouTube. Là single thứ ba sau hai single đình đám thế giới của
Psy - "
Gangnam Style" và "
Gentleman", "
Hangover" được lên sóng đầu tiên trên TV show nổi tiếng của Mỹ "Jimmy Kimmel Live". YG cũng không có kế hoạch phát hành và quảng bá "
Hangover" tại Hàn như bao ca khúc Kpop khác. Dù là một sản phẩm Kpop, rõ ràng "
Hangover" đang nhận sự đối xử khác biệt hoàn toàn, ngang tầm các single từ những ca sỹ US&UK hàng đầu thế giới.
Dù thành công của "Gentleman" năm ngoái không bằng một góc của "Gangnam Style", năm nay vẫn có vô số người hóng "Hangover". Dù "Gentleman" có bị chê bai, có không tạo được cơn sốt, vẫn có vô số người mong đợi "Hangover". YG và các fan hy vọng ở một cú bứt phá ngoạn mục, anti-fan mong chờ một sản phẩm tệ hại để còn "mở máy", số còn lại đơn giản là tò mò.
Vậy "Hangover" đã để lại ấn tượng ban đầu ra sao?
Giai điệu
Không thể phủ nhận rằng giai điệu là một trong những yếu tố đầu tiên giúp một ca khúc "hạ gục" người nghe. Và rất tiếc là "Hangover" không thuộc hàng những ca khúc có giai điệu dễ nghe, dễ ngấm. Không tính anti-fan, bao nhiêu người hóng "Hangover" là bấy nhiêu người mong chờ được thưởng thức một sản phẩm gây nghiện ngay từ lần đầu click Play. Kpop fan mong gặp được những "Nobody" (Wonder Girls), "Lies" (Big Bang), "Fire" (2NE1), v.v... US&UK fan mong được nghe những "Just Give Me A Reason" (Pink ft. Nate Ruess), "La La La" (Naughty Boy ft. Sam Smith), v.v... - bất kể thể loại nhạc, miễn bắt tai là duyệt!
Không có một giai điệu dễ nghe, dễ ngấm, "Hangover" bị nhiều fan loại ngay từ vòng gửi xe
"
Hangover" là một sản phẩm kết hợp giữa âm nhạc truyền thống Hàn Quốc với Hip Hop phương Tây. Với sự tham gia của
Snoop Dogg, có thể thấy rằng "
Hangover" mang đậm chất US&UK hơn hẳn "
Gangnam Style" và "
Gentleman". Không chỉ trong thể loại nhạc nặng Hip Hop mà còn trong cả phần ca từ với 80% là tiếng Anh.
"Gangnam Style" có "oppa Gangnam Style" và "hey sexy lady!", "Gentleman" có "I'm a, mother father gentleman", còn "Hangover" là "Hangover hangover hangover hangover" và "Party’s over, it ain’t over". Mặc cho phần ca từ với tiếng Anh chiếm thế chủ đạo, "Hangover" chỉ có thể đọng lại trong đầu phần lớn người nghe hai câu hát kể trên.
Vũ đạo
"Hangover" không có vũ đạo chính như "Gangnam Style" hay "Gentleman"
Thay vì cố "vặn óc" cho ra một động tác vũ đạo thật hay ho để tạo nên cơn sốt cover như "Gangnam Style", YG đã dẹp luôn khoản nhảy nhót trong "Hangover". Có lẽ thất bại của vũ đạo lắc hông trong "Gentleman" đã khiến YG quyết định từ bỏ hướng đi cũ rập khuôn theo "Gangnam Style".
MV
Trong "Gentleman", YG và Psy muốn tranh thủ sự chú ý của thế giới để quảng bá Kpop qua một trong những vũ đạo đình đám nhất xứ kim chi. Với "Hangover", việc tập trung lăng xê hình ảnh Hàn Quốc được nâng lên một tầm mới: Toàn bộ MV "Hangover" đều xoay quanh văn hóa đất nước củ sâm! Từ phong cách uống soju "pro", hình ảnh những quán nhậu bình dân, những phòng karaoke noraebang đến những phòng billiard có phục vụ mì jajangmyun, những cửa hàng tiện lợi, những bà cô chưa chồng, đầu tóc ăn mặc không hợp thời đều "đặc sệt" Hàn Quốc. Fan thế giới có thể thấy lạ chứ những fan Việt "ăn Hàn, uống Hàn, ngủ Hàn" thì đã quá quen thuộc.
YG tập trung quảng bá những nét đặc trưng văn hóa Hàn Quốc trong "Hangover"
Câu hỏi đặt ra là liệu những hình ảnh văn hóa Hàn Quốc bình dân kể trên có thu hút được sự quan tâm của cộng đồng fan thế giới?
Ngoài điểm cộng cho việc lăng xê hình ảnh nước nhà, MV "Hangover" cũng giống như mọi MV khác của Psy: vẫn những hành động lố bịch, gây cười rất "Psy" ở những nơi công cộng. Được cái là MV "Hangover" đã không còn những hình ảnh có phần quá đà như trong "Gangnam Style" hay "Gentleman". Người xem có thể chê "Hangover" nhạt nhẽo chứ không thể ném đá vì những lý do như thô tục, gợi dục, khiêu dâm.
Ý kiến của fan
Chê, chê và chê! Trên YouTube, fan quốc tế thi nhau chê bai MV mới của Psy, từ nhẹ nhàng như thất vọng đến những bình luận nặng nề mang tính phân biệt chủng tộc: "Rác rưởi", "Cái quái gì thế này", "Biến đi Psy", "Thảm họa", "Tôi vừa xem cái thể loại gì thế này", "Tôi chẳng thấy giai điệu gì cả, ít nhất "Gangnam Style" và "Gentleman" còn có giai điệu", v.v...
Fan quốc tế và fan Hàn đều chê "Hangover" thậm tệ
Fan quốc tế ném đá, ít nhất Psy còn fan Hàn. Không! Nhiều fan Hàn cũng đang phát sốt vì Psy dám "phá hoại hình ảnh Hàn Quốc" qua MV "Hangover": "Anh ta đang phá hoại hình ảnh Hàn Quốc? Psy đang quảng bá cho Hàn Quốc??? Thế này mà là quảng bá cho Hàn Quốc à?", "Ca khúc này dở nhưng Snoop Dogg hát tới 80%. Đây không phải ca khúc của Psy hát với Snoop Dogg mà là Snoop Dogg hát với Psy", "Tất cả đều dở, ca khúc thì chán còn MV thì chẳng buồn cười tí nào", v.v...
Tạm kết
"Hangover" hẳn là một ca khúc siêu dở? Có lẽ là không. Ngay từ khi còn trong trứng, "Hangover" đã phải gánh trên vai trọng trách: trở thành hit thế giới tiếp theo của Psy. YG và Psy nhào nặn nên "Hangover" với áp lực đè nặng trong từng khâu: từ nội dung ca khúc, ca từ, giai điệu đến concept, MV, v.v... Một ca khúc ra đời dưới hoàn cảnh khắc nghiệt hơn bình thường như vậy nhưng lại "được" hàng triệu người trên thế giới cùng hóng và kỳ vọng.
Đông đảo fan thế giới đã bị chinh phục bởi "Gangnam Style" nên một "Gangnam Style" thứ 2 hay thứ 3 sẽ không còn sức hút tương tự nữa. Người ta kỳ vọng ở một sản phẩm âm nhạc hay ho hơn, gây nghiện hơn. Nói cách khác, "Hangover" chỉ có 2 con đường: hoặc ăn đứt "Gangnam Style", hoặc sẽ là một ca khúc dở.
Sau hơn 10 tiếng lên sóng YouTube, "Hangover" đã có 2,8 triệu lượt xem với số lượng Like áp đảo lượng Dislike
Bị fan khắp nơi "ném đá" tung tóe nhưng trên YouTube, số lượt Like MV "Hangover" lên tới 110.281 (tính đến 16h15 ngày 9/6/2014), áp đảo số lượt Dislike 19.334. Có thể thấy rằng phản hồi của fan đối với MV mới của Psy không hoàn toàn tiêu cực như những gì được thể hiện qua phần bình luận. Cùng chờ đợi xem "Hangover" của chàng béo nhà YG sẽ làm ăn ra sao trong thời gian tới nhé!