Nói một cách công bằng, khi ca sĩ "nhúng tay" vào công việc quản lý thì thuận lợi đủ đường. Bao nhiêu năm ca hát bước đi trên con đường nghệ thuật , họ đã đúc kết thành kinh nghiệm. Rồi những người "đàn anh, đàn chị" này dồn những kinh nghiệm đó để "nuôi nấng" một (hoặc vài) người trẻ được lọt vào "mắt xanh" thì quả thật là một hành động đáng quý. Điều quan trọng là, cách thức để thực hiện những hành động đó ra sao?
Cái lợi đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy chính là "học trò" của các ca sĩ thường rất dễ tiếp cận với công chúng qua con đường truyền thông. Người ta sẽ chẳng bao giờ chú ý
Ngô Kiến Huy là ai cách đây hơn 2 năm về trước, mà người ta sẽ chịu khó đọc về "cậu học trò cưng của
Thanh Thảo" như thế nào. Vì thế, nói không quá rằng, bằng "đòn bẩy"
Thanh Thảo và Single
Mưa Sao Băng xây dựng hình ảnh theo mô hình "hoàng tử, công chúng" đúng nhịp đập thị trường vào thời điểm đó,
Ngô Kiến Huy bật lên và tạo được vị trí trong lòng người hâm mộ.
Cái lợi thứ hai có thể nhắc đến là mối quan hệ để quảng bá hình ảnh và ca khúc đến với công chúng. Sẽ chẳng ai ngạc nhiên khi
Dương Triệu Vũ - "đàn em ruột" của
Đàm Vĩnh Hưng có thể tổ chức hàng loạt liveshow vòng quanh các trường. Hoặc dù là ca sĩ mới tinh với âm nhạc Việt, nhưng chàng
Vũ có thể "bay show" từ Bắc chí Nam liên tục và tham gia các event lớn nhỏ tại Sài thành. Chính vì được thừa hưởng "mối quan hệ khổng lồ" từ đàn anh hướng dẫn mình, mà
Dương Triệu Vũ mặc nhiên được giăng poster to đùng, được lên báo liên tục, được các sao lớn xuất hiện trong chương trình của riêng mình, và thành quả cuối năm là lọt vào một trong các gương mặt trẻ triển vọng của Làn Sóng Xanh.
Vậy thì, rõ ràng khi quản lý là ca sĩ, thì các ca sĩ trẻ của chúng ta sẽ vô cùng dễ dàng tiếp cận nhanh đến khán giả. Người ta có thể đi hát miệt mài vài năm thì tạo nên chú ý, nhưng chỉ cần là gà của anh/chị a,b, c là có thể lên chương trình trực tiếp. Hơn thế, họ còn có thể có được số lượng lớn fans "thừa hưởng" từ quản lý của mình; có thể có bộ ảnh cùng ca sĩ đình đám mà không phải ai mời cũng chụp; có thể đi show liên tục và hình ảnh rải đều khắp nơi. Các "nhà quản lý" sẽ truyền tải một cách tốt nhất "
em nên làm thế nào lúc hát câu này", hoặc "
khán giả ở đây em phải có chiêu thức xyz gì đấy để "lấy lòng" họ!", bằng "kinh nghiệm sống" sừng sững, học trò của những ca sĩ trên sẽ có nhiều "bí quyết" hơn, và thành công chỉ cần dựa nhiều vào may mắn!
Nhưng "chăn gà" ra sao cho vẹn cả đôi đường?Tuy nhiên, không phải một sự nhanh chóng nào cũng được công chúng trẻ đón nhận, và không phải ai lấn sân sang làm quản lý cũng sẽ "đẩy gà" thành công! Chưa kể đến, việc "mê" làm quản lý mà quên đi những sản phẩm âm nhạc dành cho bản thân. Liệu rằng có nên không?
Khi
Ưng Hoàng Phúc ầm ĩ thành lập WMA Records với định hướng xây dựng một mô hình quản lý chuyên nghiệp, quả thật điều này đã thu hút được khá nhiều chú ý của mọi người. Vậy mà, hơn 1 năm trôi qua, WMA Records vẫn vắng bóng trên thị trường âm nhạc, chỗ đứng không khẳng định thêm được mà lại còn trở nên mờ nhạt dần. Hàng loạt hot teen đình đám được đầu quân vào công ty như
Trang Pháp, Huyền Baby, Hạnh Sino... đều mất tăm mất tích,
Lan Trinh Idol cũng thoát ly khỏi công ty rồi tự mình mò mẫm đường đi đến với khán giả qua một cuộc thi khác - Sao mai điểm hẹn.
Ưng Hoàng Phúc chưa thể đưa WMA Records đi xa Minh Tuấn A# thì cứ miệt mài "lo lắng" cho đàn gà
La Thăng phiên bản 2010 của mình, trong khi lại quên mất đi rằng chính mình cũng đang trên con đường âm nhạc và cần phải có sản phẩm riêng cho bản thân. Khán giả không có thói quen chờ đợi quá lâu, nhất là trong môi trường showbiz khắc nghiệt, tính đào thải cao và "khả năng" quên người cũ càng nhanh chóng. Biết rằng khi làm "gà" là ca sĩ đã dồn tâm huyết và đam mê mình vào trong đó, nhưng "dồn" đến mức không ra được một sản phẩm nào liệu có là đáng để... xem lại hay không?
Chăm lo cho La Thăng, Minh Tuấn chưa có một sản phẩm âm nhạc chính thức nào ngoài thị trường từ khi solo Tạm kếtXét đến cùng, showbiz cũng là một sân chơi. Nhưng sân chơi này đòi hỏi nhiều cơ duyên, tác động, sức sáng tạo và cả năng lực đặt vào trong đó. Hãy xem xét tất cả mọi khía cạnh khi "lấn sân" sang một lĩnh vực mới, nhất là "sân" này sẽ tạo nên "nhân lực" mới cho nghệ thuật phục vụ công chúng và quan trọng hơn là cùng đẩy nền âm nhạc Việt đi lên.
Khi ca sĩ "nhúng tay" và làm quản lý, tất nhiên là có lợi cho ca sĩ trẻ được đào tạo và quản lý, lợi cho "nhà quản lý" khi có một "thương hiệu công việc" khác sang hơn, đẳng cấp hơn. Nhưng sang thế nào, đẳng cấp ra sao, có làm tốt trọn vẹn "nhiệm vụ" của bản thân đối với tình cảm công chúng dành cho mình hay không, và làm tốt công việc quản lý cả về chuyên môn, đạo đức, hình tượng cho "gà nhà" thế nào, vẫn là một câu hỏi khó. Thôi thì, chúng ta vẫn có quyền hy vọng: Hy vọng những ai muốn làm quản lý hãy lượng sức, những ai đã làm quản lý biết đắn đo suy nghĩ, cân đo đo đếm để ở trạng thái cân bằng. Đừng "ôm" quá nhiều, hứa quá nhiều, nhưng chẳng làm được bao nhiêu đối với những khán giả luôn hướng về họ!