Mới đây, Hiệp hội Bản quyền Âm nhạc Hàn Quốc vừa công bố danh sách 20 ca khúc đã dính vào các vụ lùm xùm đạo nhạc kể từ năm 2000 đến nay. Bên cạnh đó, Uỷ ban Văn hoá – Thể thao – Du lịch – Phát thanh và Truyền hình cũng tiết lộ số tiền bản quyền các tác giả nhận được từ 20 ca khúc này lên tới 1.724.138 USD.
Kpop fan gặp rất nhiều người quen trong danh sách này
-
Bluetory – I’m A Loner – C.N.Blue
-
Hearbreaker – Heartbreaker – G-Dragon
-
Dark Angel – Get Ya – Lee Hyori
-
Reflection Of Sound – Scream – Lee Seungchul
-
High Society – Even If I’m Alone – Epik High
-
Always You – Finally It Was You - Wax
-
The Very First – Smiling While Tears Are Flowing – Gavy NJ
-
Re-Feel – I’m Always Drinking – Vibe
-
Davichi In Wonderland – 8282 – Davichi
-
While You Live – Sin And Punishment – SG Wannabe
-
Type B – Saturday Night – Son Dambi
-
3rd Album Part A (Peace Love & Icecream) – 1,2,3 – Younha
-
H-Logic – Swing – Lee Hyori
-
H-Logic – How Did We Get – Lee Hyori
-
Cross & Change – Bing Bing Bing – F.T.Island
-
Crazy For You – Mask – Lee Seunggi
-
1st Mini Album – I Don’t Care – 2NE1
-
Vol.1 180 Degree– Letter To You – MC Mong
-
H-Logic – I’m Back – Lee Hyori
-
Calling You – Calling You – Seo Ingook
Sau khi đi sâu điều tra, người ta phát hiện ra 9 trong số 20 ca khúc này thu được lợi nhuận khoảng hơn 100.000 USD trong vòng 10 năm có mặt trong thị trường âm nhạc. Cá biệt hơn, có trường hợp ca khúc phát hành từ năm 2004 mang về cho nhạc sĩ 230.000 USD và cả trường hợp ca khúc phát hành từ năm 2009 giúp nhạc sĩ “cá kiếm” được 250.000 USD. Gần đây nhất là trường hợp ca khúc sau khi phát hành được 4 tháng thu được lợi nhuận là 700 USD.
Jin Sungho cho rằng việc trả thù lao sáng tác cho những ca khúc đạo nhạc hoặc bị nghi ngờ đạo nhạc là rất không công bằng
Thành viên Uỷ ban Văn hoá – Thể thao – Du lịch – Phát thanh và Truyền hình Jin Sungho khẳng định: ““Đạo nhái” thực chất là ăn cắp ý tưởng của người khác. Sẽ rất không công bằng nếu thù lao sáng tác được trả cho những ca khúc đạo nhạc hoặc bị nghi ngờ là đạo nhạc. Chúng tôi sẽ liên tục tạo sức ép với các cơ quan chính phủ trong việc đặt ra một nguyên tắc về vấn đề “đạo nhái” nhằm bảo vệ bản quyền của các nhà sản xuất âm nhạc.”