Một nhà tâm lý học Harvard cho biết con người có 8 loại trí thông minh, bạn ghi điểm cao nhất trong loại thông minh nào?

Như Nguyễn, Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị 09:20 18/09/2021
Chia sẻ

Nếu bạn muốn học cách trở nên đặc biệt ở một lĩnh vực nào đó, cách tốt nhất là tìm ra những lĩnh vực trí tuệ độc đáo mà bạn có lợi thế, và sau đó phát triển bản thân theo hướng dựa trên những điểm mạnh đó.

Không phải tất cả chúng ta bẩm sinh đều có kỹ năng giống nhau. Một số giỏi thể thao hơn và có khả năng phối hợp tốt hơn. Một số tiếp thu ngôn ngữ và từ ngữ nhanh hơn khi còn nhỏ, trong khi những người khác lại giỏi với các con số và tưởng tượng.

Nhưng hầu hết chúng ta không hiểu đầy đủ về khả năng của mình và kết quả là chúng ta có thể chọn sai nghề nghiệp. Hoặc cũng có thể là chúng ta thích công việc của mình, nhưng lại phải vật lộn trong việc xác định các kỹ năng học hỏi hiệu quả để giúp bản thân trở nên xuất sắc hơn nữa.

Lý thuyết về nhiều loại trí thông minh

Để hiểu rõ hơn về các kỹ năng và năng lực của bạn, hãy bắt đầu với lý thuyết về các loại trí thông minh.

Khái niệm này được giới thiệu lần đầu tiên trong cuốn sách "Frames of Mind" xuất bản năm 1983 của tác giả Howard Gardner, ở đó, nhà tâm lý học và cũng là giáo sư tại Đại học Harvard này chia sẻ rằng trí thông minh của con người ta được chia ra làm tám loại, mỗi loại đại diện cho những cách xử lý thông tin tốt nhất của con người.

Một nhà tâm lý học Harvard cho biết con người có 8 loại trí thông minh, bạn ghi điểm cao nhất trong loại thông minh nào? - Ảnh 1.

Lý thuyết về nhiều loại trí thông minh của Howard Gardner (Nguồn: Kumar Mehta, CNBC Make It)

Nếu bạn muốn học cách trở nên đặc biệt ở một lĩnh vực nào đó, cách tốt nhất là tìm ra những lĩnh vực trí tuệ độc đáo mà bạn có lợi thế, và sau đó phát triển bản thân theo hướng dựa trên những điểm mạnh đó.

Dưới đây là tám loại trí thông minh được tác giả Gardner xác định. Hãy tự cho điểm trên thang điểm từ 1 (không hề) đến 5 (rất đúng) ở mỗi hạng mục.

1. Trí thông minh không gian

Khả năng suy nghĩ trừu tượng và đa chiều. Cho điểm 5 nghĩa là bạn có khả năng lý luận và hình thành khái niệm mang tính không gian lớn - điều cần thiết cho các lĩnh vực như kiến ​​trúc, thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh, thiết kế nội thất và hàng không.

Các lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng:

Phi công

Nhà thiết kế thời trang

Kiến trúc sư

Bác sĩ phẫu thuật

Họa sĩ

Kỹ sư

2. Trí thông minh thể chất - vận động

Khả năng sử dụng cơ thể linh hoạt, năng lực thể chất và thể thao. Nếu bạn có kỹ năng này, bạn có thể trở thành một vận động viên chuyên nghiệp, hay một vũ công thực hiện một cách hoàn hảo những động tác phức tạp một cách dễ dàng.

Các lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng:

Vũ công

Nhà trị liệu vật lý

Vận động viên

Thợ sửa máy móc

Người xây dựng (thợ xây)

Diễn viên

Một nhà tâm lý học Harvard cho biết con người có 8 loại trí thông minh, bạn ghi điểm cao nhất trong loại thông minh nào? - Ảnh 2.

3. Trí thông minh âm nhạc

Độ nhạy với nhịp điệu, cao độ, nốt nhạc, tông nhạc, giai điệu và âm sắc, những điều này thường xuất hiện ở những người có khả năng hát hoặc chơi nhạc cụ. Những người nổi tiếng với trí thông minh âm nhạc bao gồm Beethoven, Jimi Hendrix và Aretha Franklin.

Các lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng:

Ca sỹ

Nhạc trưởng

DJ

Giáo viên dạy nhạc

Người viết nhạc

Soạn, biên soạn nhạc

4. Trí thông minh ngôn ngữ

Sự nhạy cảm với ý nghĩa của từ, thứ tự giữa các từ hay âm thanh, nhịp điệu, sự biến đổi và độ dài của từ. Những người đạt điểm cao trong hạng mục này thường giỏi viết truyện, ghi nhớ thông tin và đọc.

Các lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng:

Nhà thơ

Tiểu thuyết gia

Nhà báo

Biên tập viên

Luật sư

Giáo sư tiếng anh

5. Trí thông minh logic - toán học

Khả năng phân tích vấn đề một cách logic, hay thực hiện các phép toán và đi sâu vào các vấn đề một cách khoa học. Những người có trí thông minh này, chẳng hạn như Albert Einstein và Bill Gates, có kỹ năng phát triển các phương trình, chứng minh và giải quyết các vấn đề trừu tượng.

Các lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng:

Lập trình viên

Nhà toán học

Nhà kinh tế học

Kế toán viên

Nhà khoa học

Kỹ sư

Một nhà tâm lý học Harvard cho biết con người có 8 loại trí thông minh, bạn ghi điểm cao nhất trong loại thông minh nào? - Ảnh 3.

6. Trí thông minh xã giao

Khả năng tương tác hiệu quả với những người khác. Sự nhạy cảm với tâm trạng, cảm xúc, tính khí và động lực của người khác. Về cơ bản, những người thuộc nhóm này có thể hiểu, đồng cảm và liên hệ được với những người xung quanh.

Các lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng:

Quản lý nhóm

Người thương thuyết

Chính trị gia

Quan hệ công chúng

Nhân viên bán hàng

Nhà tâm lý học

7. Trí thông minh nội tâm

Sự nhạy cảm với cảm xúc, mục tiêu hay lo lắng của bản thân cũng như khả năng lập kế hoạch và hành động dựa trên những đặc điểm của chính bản thân. Trí thông minh nội tâm không có những nghề nghiệp phù hợp cụ thể; đúng hơn, nó là một mục tiêu cho mọi cá nhân trong một xã hội hiện đại phức tạp, nơi người ta phải tự đưa ra các quyết định mang tính hệ quả cho chính mình.

Các lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng:

Nhà trị liệu

Cố vấn

Nhà tâm lý học

Doanh nhân

Triết gia

Lý thuyết gia

8. Trí thông minh tự nhiên

Khả năng hiểu được các sắc thái trong tự nhiên, bao gồm sự phân biệt giữa thực vật, động vật và các yếu tố khác của tự nhiên và cuộc sống. Những cá nhân đáng chú ý với trí thông minh tự nhiên bao gồm Charles Darwin và Jane Goodall.

Các lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng:

Nhà địa chất

Nông dân

Nhà thực vật học

Nhà sinh vật học

Nhà bảo tồn

Người bán hoa

Một nhà tâm lý học Harvard cho biết con người có 8 loại trí thông minh, bạn ghi điểm cao nhất trong loại thông minh nào? - Ảnh 4.

Hiểu và phát triển bản thân dựa trên thế mạnh của bạn

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đánh giá bản thân, hãy hỏi những người gần gũi nhất với bạn về những quan sát của họ, hoặc, hãy xem xét những điều bạn từng hướng tới khi còn trẻ. (Thông thường khi còn là những đứa trẻ, chúng ta chọn các hoạt động liên kết chặt chẽ với khả năng bẩm sinh của mình).

Hãy nhớ rằng đây chỉ là một bài tập nhanh chóng và đơn giản để giúp bạn hiểu rõ hơn về điểm mạnh của mình. Các kỹ năng và sở thích hàng đầu của bạn có phù hợp với nghề nghiệp của bạn không? Nếu không, làm thế nào bạn có thể sử dụng chúng để đến được nơi bạn muốn?

Khi hiểu sâu hơn về tài năng thiên bẩm của mình, chúng ta sẽ có cơ hội tốt hơn để tìm ra cách đạt được mục tiêu trong cả cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của mình.

Tác giả của bài viết là Tiến sĩ Kumar Mehta, tác giả của hai cuốn sách The Innovation Biome The Exceptionals, đồng thời cũng là Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Center for the Digital Future tại Đại học Southern, Hoa Kỳ.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày