Một ngành học luôn "khát" nhân lực nhưng tỷ lệ làm trái ngành lên đến 60,6%

Huỳnh Đức - Design: Mai Linh, Theo Trí thức trẻ 14:35 29/09/2022
Chia sẻ

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành này làm trái ngành là rất cao.

Từ những yêu cầu về lao động trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra rất nhiều cơ hội phát triển về lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là Công nghệ thông tin (CNTT). Chẳng những vậy, nhu cầu tuyển dụng và mức lương của ngành học này cũng rất hấp dẫn khi ngày càng có nhiều các công ty công nghệ lớn đầu tư vào Việt Nam. Từ thực trạng đó, nhiều bạn trẻ lựa chọn ngành CNTT để theo học.

Theo thống kê, nhóm ngành CNTT, Máy tính tại nhiều trường đại học dẫn đầu về điểm chuẩn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Đơn cử như ngành CNTT của Đại học Công nghệ (ĐHQGHN) điểm chuẩn lên đến 29 điểm. Còn điểm chuẩn ngành này ở Đại học Bách khoa Hà Nội cũng không hề kém cạnh với 28,29 điểm.

Một ngành học luôn khát nhân lực nhưng tỷ lệ làm trái ngành lên đến 60,6% - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Dẫu vậy, theo kết quả nghiên cứu do TS.Trần Quang Tuyến, TS.Vũ Văn Hưởng và Nghiên cứu sinh Vũ Bích Ngọc thực hiện và được công bố tại tọa đàm Việc làm trái ngành của các cử nhân kinh doanh và quản lý ở Việt Nam, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành toán và công nghệ thông tin làm trái ngành là 60,6%.

Lý do tại sao?

Theo VnExpress nhận định, nhiều doanh nghiệp đưa ra những mức lương hấp dẫn nhưng vẫn không tìm được ứng viên phù hợp. Điều này đến từ thực tế chỉ 16.500 sinh viên (chiếm gần 30%) trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành CNTT tốt nghiệp hàng năm đáp ứng được kỹ năng và yêu cầu của doanh nghiệp.

Bởi lẽ, đa phần sinh viên ngành CNTT Việt Nam thiếu kinh nghiệm thực tế, một số chương trình học chưa bắt kịp với xu thế phát triển như vũ bão của CNTT hiện nay. Điều này dẫn tới việc các bạn trẻ dễ bỏ lỡ mất cơ hội việc làm trong ngành CNTT - một ngành vốn yêu cầu nhân lực cao.

Một ngành học luôn khát nhân lực nhưng tỷ lệ làm trái ngành lên đến 60,6% - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, Tạp trí điện tử Viettimes đưa tin, đào tạo là một chuyện còn tuyển dụng lại là thực tế hoàn toàn khác. Bởi các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT không thể tuyển dụng tất cả sinh viên tốt nghiệp ngành này, mà chỉ số lượng khá, giỏi mới đáp ứng yêu cầu của họ. Khá giỏi ở đây không chỉ là về các kiến thức do nhà trường cung cấp, mà còn phải nắm bắt được các kiến thức chuyên ngành mới nhất của chuyên ngành mà mình theo đuổi.

Vì thế, số còn lại phải tìm chỗ đứng ở môi trường khác. Nếu may mắn thì công việc của họ vẫn là về CNTT, nhưng phải theo những yêu cầu đặc thù của nhà tuyển dụng. Để làm được điều đó, họ phải nắm được những yêu cầu đặc thù trong ứng dụng CNTT ở môi trường này.

Tổng hợp

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày