Phong cách dạy con của cha mẹ thường ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, trưởng thành của những đứa trẻ. Tuy nhiên, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi gia đình cũng có những cách giáo dục con cái khác nhau.
Mới đây, một đoạn video ghi lại cảnh hai người mẹ dắt con của mình băng qua quãng đường ngập ứ nước đọng tại Trùng Khánh (Trung Quốc) bất ngờ viral trên MXH. Đoạn clip ngắn chỉ hơn 10 giây nhưng đã tình cờ tái hiện lại 3 phong cách giáo dục hoàn toàn trái ngược.
Theo dõi video, có thể thấy có tổng cộng 2 cặp mẹ con đang che ô cùng một đứa trẻ mặc áo mưa đứng một mình mà không có sự đồng hành của bố mẹ. Giữa trời mưa tầm tã, 5 người đứng trên vỉa hè đang định bước qua phía đường bên kia và họ đều tỏ ra khá do dự vì nước lúc này đã ngập trên dưới 10cm.
Sự việc diễn ra ở thành phố Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) hôm 11/9 vừa qua
Một lúc sau, không chờ được nữa, người mẹ dắt theo bé trai liền cõng em lên, băng qua con đường ứ đọng nước. Thấy vậy, người mẹ cầm tay con gái cũng bước theo, nhưng khác một điều là cô không cõng mà để con tự đi qua đó. Cô bé ngoài cùng đứng một mình cũng nhanh chóng theo chân mọi người.
Có thể thấy, cùng là đi qua đoạn đường ngập nước nhưng cách làm của hai bà mẹ trong clip lại hoàn toàn khác nhau. Người mẹ đầu tiên có vẻ rất cưng chiều, sẵn sàng chịu ướt mà không muốn con mình phải đặt chân xuống. Trong khi đó, người mẹ thứ hai lại chọn cách để con mình tự đi như thể muốn khích lệ con tự dấn thân vào những thử thách, như vậy sẽ khiến con ngày càng mạnh mẽ hơn. Cô đang bày tỏ tình yêu cho con nhưng theo một cách khác có phần nghiêm khắc hơn đôi chút.
Còn đứa trẻ tự mặc áo mưa lội qua con đường đọng nước mà không có sự hỗ trợ của phụ huynh, cô bé dường như phải tự lập hoàn toàn.
Một người mẹ cõng con, còn người mẹ khác lại để tự con băng qua
Còn lại một cô bé mặc áo mưa đi một mình và cũng tự băng qua đường
Liên quan đến đoạn clip, mỗi netizen lại có quan điểm riêng của mình. Một số người cho rằng người mẹ đầu tiên đang quá nuông chiều con khi chấp nhận cõng con qua đường, nhất là khi đặt lên bàn cân so sánh với bà mẹ để con tự qua đường đứng ngay kế bên. Còn trường hợp cô bé mặc áo mưa đi một mình kia, ý kiến trái chiều cũng xuất hiện nhiều hơn cả, không ít người cho rằng cô bé còn nhỏ mà tự đi như vậy rất nguy hiểm.
Gạt tranh cãi sang một bên, nhiều người đồng tình rằng cách làm của hai bà mẹ này đều là biểu hiện chăm sóc và yêu thương con cái. Hành động của mẹ bé trai là một phản ứng bản năng của một người mẹ, nghĩ rằng con vẫn còn nhỏ, cần sự chăm sóc và vỗ về của mình. Điều này làm cho người ta cảm động, ấm áp và tinh tế.
Người mẹ cùng con gái băng qua đường cũng rất tuyệt vời. Mọi người nên chú ý đến điều này, cô ấy dắt con băng qua đường nhưng không hề để con "đơn phương độc mã" một mình. Người mẹ này có sự khuyến khích, có sự đồng hành cùng con và có lẽ, người mẹ đi theo phương pháp giáo dục con cái không nuông chiều, để cho đứa trẻ học cách phát triển.
Ở một diễn biến khác, là cha mẹ, ai cũng luôn muốn được chăm sóc, yêu thương và bảo vệ con mình nhưng phụ huynh không phải lúc nào cũng có thể sát cánh bên con được. Trong trường hợp của cô bé phải tự mình băng qua đường trong video trên, dẫu biết rằng sẽ có rất khó khăn mà em phải vượt qua, nhưng việc tự để con dấn thân sẽ là cách tốt nhất để con học cách mạnh mẽ, dũng cảm. Nếu trong tương lai gặp phải những thăng trầm hoặc khó khăn khác, đứa trẻ này cũng biết cách tự mình đối phó, không dựa dẫm vào ai. Tuy nhiên, vẫn tốt hơn trong phương pháp giáo dục con "độc lập hoàn toàn" này, nên có sự quan sát của bố mẹ để hạn chế tối thiểu nhất những thử thách xảy đến với con trẻ.
Suy nghĩ và nhận thức của mỗi người là khác nhau, phong cách làm việc và triết lý giáo dục cũng không thể giống nhau. Cách làm của họ tuy không giống nhau, nhưng đều thể hiện tình yêu thương, quan tâm đến con cái. Chúng ta không thể phân định được đâu mới là phương pháp tốt nhất, tối ưu nhất trong việc dạy con. Bởi lẽ, chúng hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau, trẻ em có thể trở nên yêu thương, biết ơn, nhưng cũng có thể được dạy về sự dũng cảm, không ngại khó ngại khổ.
Theo Toutitao