"Một bước lên thiên đường rồi sụp xuống" - diễn biến cảm xúc trong suốt 120' của trận đấu dưới góc nhìn khoa học

Ken, Theo Helino 21:49 27/01/2018
Chia sẻ

Trong suốt 120 phút thi đấu đầy quả cảm của cầu thủ đội tuyển, hàng triệu triệu người dân đều có những giây phút thăng hoa đến vỡ oà cảm xúc.

Trải qua 120 phút thi đấu đầy quả cảm của đội tuyển bóng đá Việt Nam, dù chỉ giành được huy chương Bạc của giải U23 châu Á nhưng trong lòng người hâm mộ bóng đá, cổ động viên... các cầu thủ vẫn là người hùng.

Một bước lên thiên đường rồi sụp xuống - diễn biến cảm xúc trong suốt 120 của trận đấu dưới góc nhìn khoa học - Ảnh 1.

Và hàng triệu triệu người hâm mộ trên khắp cả nước vẫn đã và đang sống trong phút giây lâng lâng đầy tự hào ấy. 

Thế nhưng, phải nói rằng, trong suốt 120 phút thi đấu, những cổ động viên đã phải trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc. Và đó là...

1. Sự háo hức, hồi hộp khi trận cầu chưa lăn bóng 

Nhà tâm lý học Sian Beilock của Đại học Chicago đã chia sẻ rằng, đứng trước một cuộc thi quan trọng, 1 một buổi thuyết trình nghiêm túc hay ngay cả trận đấu bóng đá gay cấn... thì cảm giác háo hức, hồi hộp là điều thường trực trong tâm trí mỗi người. Sự hồi hộp này còn áp đảo đến mức khiến không ít người lỡ quên mất điều gì định làm...

2. Sự cảm thương 

Chắc chắn, nhìn hình ảnh cầu thủ Việt Nam phải chạy trên sân đấu đầy băng tuyết, phải chịu trong giá lạnh thấu xương cắt da cắt thịt trong làn tuyết rơi kia, không ai là không thấy thương cảm cả. 

Một bước lên thiên đường rồi sụp xuống - diễn biến cảm xúc trong suốt 120 của trận đấu dưới góc nhìn khoa học - Ảnh 2.

Dẫu biết rằng, các cầu thủ của chúng ta đã được trang bị giày chơi thể thao trên tuyết, nhưng chơi bóng dưới tuyết rơi thật sự nguy hiểm đến nhường nào.

3. Thót tim với những cú sút gần khung thành của đội bạn

Chắc chắn rồi, nhưng pha đưa bóng vào gần cầu môn của đội tuyển chúng ta khiến cho hàng triệu người dân Việt Nam phải "đứng tim".

Một bước lên thiên đường rồi sụp xuống - diễn biến cảm xúc trong suốt 120 của trận đấu dưới góc nhìn khoa học - Ảnh 3.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Canadian Journal of Cardiology (Tạp chí Sức khỏe Tim mạch Canada) đã chỉ ra, cơn đau tim thường xảy ra nhiều nhất vào thời điểm đội bóng có cơ hội ghi bàn hoặc những bàn thắng được ghi vào những phút bù giờ cuối cùng của trận đấu.

Sự gia tăng cảm xúc hưng phấn và hồi hộp cực độ được ước tính là nhịp tim tăng 75% khi chứng kiến trận đấu qua TV và có thể tăng tới 110% khi xem trực tiếp tại sân vận động. 

4. Vỡ oà vì sung sướng khi Quang Hải ghi bàn thắng gỡ hòa

Khi cầu thủ ghi bàn, hormone endorphin, testosterone gây hưng phấn, giảm đau ở cả người thi đấu và người theo dõi đều tăng cực cao.

Một bước lên thiên đường rồi sụp xuống - diễn biến cảm xúc trong suốt 120 của trận đấu dưới góc nhìn khoa học - Ảnh 4.

Ngoài ra, nhịp tim đập nhanh làm tăng lượng máu tới cơ bắp gấp 5 lần (20 - 25 lần/phút) lượng oxy gấp 15 lần. Nhịp thở cũng tăng tối đa 40 - 60 nhịp/phút, tương đương hít, thở 100 - 150 lít không khí. 

5. Cảm giác hóa thân nhân vật cùng niềm tin chiến thắng

Mỗi khi xem bóng đá, các tế bào thần kinh gương (mirror neuron) trong não được kích hoạt mạnh mẽ. Những tế bào này giúp ta thấu hiểu hành động và đặt mình trong vị trí của người khác.

Một bước lên thiên đường rồi sụp xuống - diễn biến cảm xúc trong suốt 120 của trận đấu dưới góc nhìn khoa học - Ảnh 5.

Vì cơ chế này, trong suốt thời gian diễn ra một trận bóng đá, người xem có cảm giác như thể mình chính là cầu thủ trên sân, là những người trực tiếp thực hiện các đường chuyền và cú sút bóng. Và cũng vì hiện tượng thấu cảm này mà người hâm mộ đồng loạt cảm thấy hạnh phúc, vui khỏe và phấn khích hơn mỗi khi đội bóng của họ ghi bàn. 

6. Sự tiếc nuối, giọt nước mắt của tình yêu

Các cầu thủ của chúng ta khóc, hàng triệu người dân Việt Nam cũng khóc, nhưng những giọt nước mắt trong bóng đá không phải thật khác biệt.

Đó là sự kết hợp giữa cảm xúc, tình huống căng thẳng, và sự thúc đẩy tâm lý đã khiến con người ta bật khóc. Đây là Gabriella I. Farkas - một chuyên gia tâm lý tại New York. 

Trận đấu lên đến cao trào có thể làm tăng mật độ testosterone trong hệ viền (limbic system), qua đó kích hoạt phản ứng "đánh hay chạy". Phản ứng này vô tình đẩy mạnh cảm xúc, và khiến chúng ta trào nước mắt.

Và khi thấy một người khóc, nhiều người bất chợt có cảm giác... muốn khóc theo, vì họ cảm thấy tín hiệu cho thấy bản thân có thể thoả sức thể hiện cảm xúc. Nhưng những giọt nước mắt ấy không hẳn là đau buồn, mà còn là của niềm hạnh phúc.

Nguồn: Howstuffworks, Livestrong

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày