Cảm xúc chỉ có trong bóng đá: Sinh con đầu lòng không sao, nhưng đàn ông sẵn sàng rơi lệ khi đội nhà thắng cuộc

Champion, Theo Helino 22:55 20/01/2018
Chia sẻ

Có những thứ cảm xúc chỉ có bóng đá mang lại được, khi khiến đàn ông - giới tính gắn liền với sự mạnh mẽ - phải rơi lệ. Những giọt nước mắt hạnh phúc, tự hào khi tuyển Việt Nam làm nên cơn địa chấn.

Bóng đá Việt Nam đã làm nên một cơn địa chấn, khi đội tuyển của chúng ta quật ngã Iraq sau loạt đá luân lưu. Đây là chiến thắng mang tầm vóc lịch sử, khi lần đầu tiên giúp đội tuyển của chúng ta tiến vào bán kết giải vô địch U23 châu Á. 

Và với nó, nhiều người đàn ông đã phải rơi lệ.

Cảm xúc chỉ có trong bóng đá: Sinh con đầu lòng không sao, nhưng đàn ông sẵn sàng rơi lệ khi đội nhà thắng cuộc - Ảnh 1.

Cảm xúc chỉ có trong bóng đá: Sinh con đầu lòng không sao, nhưng đàn ông sẵn sàng rơi lệ khi đội nhà thắng cuộc - Ảnh 2.

Cảm xúc chỉ có trong bóng đá: Sinh con đầu lòng không sao, nhưng đàn ông sẵn sàng rơi lệ khi đội nhà thắng cuộc - Ảnh 3.

Trên thực tế, có những sự kiện trong cuộc sống có thể khiến đàn ông phải rơi những giọt nước mắt hạnh phúc. Nhưng với bóng đá, đó là thứ cảm xúc hoàn toàn khác biệt. Và bạn tin được không, một thống kê từng chỉ ra rằng: đàn ông có thể không khóc khi đứa con đầu lòng ra đời, nhưng sẵn sàng rơi lệ nếu như đội nhà thắng cuộc!

Cảm xúc chỉ có trong bóng đá: Sinh con đầu lòng không sao, nhưng đàn ông sẵn sàng rơi lệ khi đội nhà thắng cuộc - Ảnh 4.

Tuyển Việt Nam đã có một chiến thắng lịch sử, hiên ngang tiến vào bán kết U23 châu Á

Bóng đá - thứ cảm xúc quan trọng hơn cả sex, hơn cả ngày cưới, hơn cả khi con đầu lòng ra đời!

Đây là nghiên cứu được đưa ra khi đội tuyển Anh tham gia Euro 2012. Tuy đã 6 năm trôi qua, nhưng kết quả vẫn được áp dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Theo đó, ít nhất 15% fan bóng đá nam cảm thấy xúc cảm trào dâng khi đội nhà thắng cuộc, hơn cả khi con của mình có những bước đi đầu tiên, hay vào ngày đầu bé bước vào lớp 1.

Với các fan trẻ tuổi hơn, cảm xúc bóng đá mang lại còn quan trọng hơn cả sex và việc khiến "người thương" hạnh phúc. Bóng đá thậm chí còn quan trọng hơn cả công việc, khi 1/3 số người tham gia cho biết họ sẵn sàng từ bỏ mọi thứ, chỉ để xem trọn vẹn một trận đấu của đội nhà.

Ngay cả các bợm nhậu, họ cũng sẵn sàng bỏ bia, bỏ rượu, nếu điều đó giúp họ được xem đội nhà thi đấu. Và theo như Martin Perry - một chuyên gia tâm lý về thể thao, chiến thắng của đội nhà có thể mang lại một trong những thứ cảm xúc tuyệt vời nhất trong cuộc đời của một người đàn ông cuồng môn thể thao vua.

"Chúng ta có thể thấy rất nhiều lần các anh vò đầu đau khổ khi đội nhà thua trận, và thấy họ vỡ òa khi đội thắng cuộc." - Perry cho biết.

"Với nhiều người, cảm xúc ấy có thể vượt qua những sự kiện rất lớn trong đời, thậm chí bao gồm cả lúc đứa con đầu lòng của họ ra đời."

Cảm xúc chỉ có trong bóng đá: Sinh con đầu lòng không sao, nhưng đàn ông sẵn sàng rơi lệ khi đội nhà thắng cuộc - Ảnh 6.

Đảnh đổi cả sex, cả công việc, nhưng cảm xúc mang lại thì hoàn toàn xứng đáng (Ảnh trong trận đấu của tuyển Việt Nam vào năm 2016)

Sẵn sàng rơi lệ chỉ vì một môn thể thao - cảm xúc vượt trên cả định kiến

Nước mắt là biểu hiện của sự yếu đuối - dù cố gắng như thế nào, đây là định kiến đã tồn tại hàng ngàn năm của xã hội.

Cảm xúc chỉ có trong bóng đá: Sinh con đầu lòng không sao, nhưng đàn ông sẵn sàng rơi lệ khi đội nhà thắng cuộc - Ảnh 7.

Cổ động viên mắt đỏ hoe khi Việt Nam thua trận vào năm 2016

Thế nhưng trong bóng đá và thể thao nói chung, mọi chuyện có phần khác biệt. Giờ đây, xã hội hoàn toàn chấp nhận chuyện một người đàn ông có thể khóc vì bóng đá, giống như những giọt lệ hạnh phúc khi đứa con chào đời, hoặc những giọt nước mắt đau khổ lúc người mình yêu thương không còn trên thế gian nữa.

"Giờ đây, xã hội đã chấp nhận hiện tượng này hơn" - Tommy Derossett - chuyên gia từ ĐH Murray State (Mỹ) cho biết. Theo Derossett, chúng ta vốn không hề dễ dãi khi đàn ông rơi lệ. Đàn ông chỉ được khóc trước những gì thực sự nghiêm trọng (hoặc quan trọng). Và nếu như vậy, bóng đá và thể thao nói chung được coi là một điều quan trọng đối với xã hội.

Những giọt nước mắt của đàn ông trong thể thao thực chất đã xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại, khi người anh hùng Diomedes bật khóc vì đua xe ngựa thua. Tại Olympic 1956, người ta đã chứng kiến vô số nam nhân bật khóc khi VĐV đội nhà giành huy chương. 

Cảm xúc chỉ có trong bóng đá: Sinh con đầu lòng không sao, nhưng đàn ông sẵn sàng rơi lệ khi đội nhà thắng cuộc - Ảnh 8.

Và ngày nay, chúng ta bật khóc vì tuyển Việt Nam chiến thắng. Lý do thực sự vô cùng đơn giản: chúng ta có thể khóc vì thể thao, do điều đó đã được chấp nhận trong xã hội từ rất lâu rồi. 

Nhưng tại sao cảm xúc do bóng đá mang lại có thể khiến ta khóc? 

Theo Gabriella I. Farkas - một chuyên gia tâm lý tại New York, cô có vài giả thuyết. Theo đó, chúng ta khóc theo 3 cơ chế: để... rửa mắt, do phản xạ cơ thể, và vì cảm xúc. 

Khóc vì bóng đá nhiều khả năng là cơ chế thứ 2 - tức là phản xạ của cơ thể, và 3 - vì cảm xúc. Trận đấu lên đến cao trào có thể làm tăng mật độ testosterone trong hệ viền (limbic system), qua đó kích hoạt phản ứng "đánh hay chạy". Phản ứng này vô tình đẩy mạnh cảm xúc, và khiến chúng ta trào nước mắt.

"Sự kết hợp giữa cảm xúc, tình huống căng thẳng, và sự thúc đẩy tâm lý đã khiến con người ta bật khóc" - Farkas cho biết.

"Chúng ta thực sự chìm đắm trong trận đấu, cảm thấy giống như hóa thân thành những cầu thủ trên sân."

Một giả thuyết khác là do cảm xúc có thể lây lan. Đó một phần là do quá trình tiến hóa, khiến con người trong cùng một cộng đồng có khả năng đồng bộ cảm xúc. Khi một người khóc, nhiều người bất chợt có cảm giác... muốn khóc theo, vì họ cảm thấy tín hiệu cho thấy bản thân có thể thoả sức thể hiện cảm xúc. 

Kết

Cần phải khẳng định lại một lần nữa, rằng cảm xúc do bóng đá đem lại thực sự không gì sánh được. Một cảm giác vui sướng, xen lẫn niềm tự hào dân tộc. Hãy khóc đi, nếu có thể, vì chẳng ai đánh giá bạn đâu.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày