Một bịch bánh bông lan thổi bùng tranh cãi: Nuôi con kiểu này đừng trách sao lòng tự trọng của con quá thấp?

Hiểu Đan, Theo Phụ nữ số 23:13 17/05/2024
Chia sẻ

Liệu bà mẹ này có đáng bị chỉ trích?

Khi điều kiện kinh tế ở mức trung bình, chúng ta thường kiểm soát chi tiêu, cân nhắc khi mua một món đồ. Đôi khi, để tiết kiệm tiền, nhiều người chỉ mua những sản phẩm giảm giá, miễn là vẫn đảm bảo chất lượng thì chẳng có vấn đề gì cả.

Tuy nhiên, một bà mẹ ở Trung Quốc mới đây bị chỉ trích thậm tệ vì "dám" khoe khoang sự tiết kiệm của mình. Được biết, bà mẹ này có hai đứa con, đang làm nội trợ toàn thời gian. Vì chi tiêu của cả gia đình chỉ phụ thuộc vào người chồng nên hơi eo hẹp. Chị thường tiết kiệm hết mức có thể. Gia đình chị ít khi đi ăn ngoài. Khi mua rau củ, trái cây, chị luôn mua những món rẻ và giảm giá.

Một lần, chị nhìn thấy một tiệm bán bánh vụn với giá rẻ, đó là những phần nhỏ được phân tách ra từ các ổ bánh nguyên vẹn. Ngoài hình thức không bắt mắt thì chất lượng không có gì thay đổi. Vì thế, chị mua vài kg bánh này chỉ với 3 hoặc 5 Nhân dân tệ, cảm thấy quả là một món hời!

Một bịch bánh bông lan thổi bùng tranh cãi: Nuôi con kiểu này đừng trách sao lòng tự trọng của con quá thấp? - Ảnh 1.
Một bịch bánh bông lan thổi bùng tranh cãi: Nuôi con kiểu này đừng trách sao lòng tự trọng của con quá thấp? - Ảnh 2.

Ngoài hình thức không bắt mắt thì chất lượng bánh vụn không có gì thay đổi.

Trong niềm hân hoan mua được đồ ngon lại rẻ, người mẹ thản nhiên đăng lên mạng để chia sẻ niềm vui. Không ngờ bình luận phía dưới lại gây xôn xao dư luận.

Nuôi dạy con cái có lòng tự trọng thấp?

Nhiều cư dân mạng chỉ trích bà mẹ: Thỉnh thoảng mua những chiếc bánh bình thường cho con ăn cũng không tốn bao nhiêu nhưng để con sống cuộc sống "tồi tàn" như vậy sẽ nuôi dạy những đứa trẻ có lòng tự trọng thấp. Trẻ em không chỉ cần thức ăn mà còn cần sự bồi đắp về mặt tinh thần.

Một số người có kinh nghiệm tự làm bánh cho biết, khi thời tiết nắng nóng, bánh vụn rất dễ bị mốc. Nếu mới cắt thì không có vấn đề gì, nếu để lâu thì tốt nhất không nên đưa cho trẻ. Họ khuyên người mẹ rằng lần sau nếu có mua cũng nên mua số lượng vừa phải và ăn trong âm thầm. Việc nói cho người khác công khai về hoàn cảnh của mình như vậy có vẻ không hợp lý, sẽ khiến con cái xấu hổ.

Tất nhiên, cũng có rất nhiều người ủng hộ các bà mẹ và cho rằng tiết kiệm chẳng có gì sai. Suy cho cùng, hoàn cảnh tài chính của mỗi gia đình đều khác nhau. Chúng ta có thể không đủ tiền mua thức ăn và quần áo cho con như người khác. Mua đồ rẻ cũng được nhưng quan trọng nhất là thái độ của các bậc phụ huynh.

Nếu cha mẹ nói với con rằng không được ăn các loại bánh khác mà chỉ được ăn những thứ vụn vặt này thì điều đó không tốt cho trẻ. Quan trọng hơn, đó chính thái độ của chúng ta khi đối mặt với hoàn cảnh.

Nhiều người có điều kiện nhưng ngay khi mua đồ cho con, họ không ngừng than vãn: "Mẹ mất nửa ngày lương để mua cho con những thứ này". Trẻ em được nuôi dạy như vậy sẽ "nghèo nàn" về mặt tinh thần. Mỗi khi mua một thứ gì đó, trẻ sẽ cảm thấy tội lỗi và cảm thấy mình ích kỷ, bất hiếu và tham lam.

Sau đó, trẻ không chỉ rụt rè về tiền bạc mà còn không dám đối xử tốt với chính mình vì chỉ cần đối xử tốt với bản thân thì lại cảm thấy mình "có tội". Hơn nữa, trẻ cũng sẽ thiết lập quan niệm sai lầm về tiền bạc. Trẻ sẽ quá coi trọng tiền bạc và bỏ lỡ rất nhiều thứ, hoặc có thể xử lý không tốt các mối quan hệ.

Suy cho cùng, chúng ta đều không muốn con mình phát triển tính cách hoang phí, không biết cách tiết kiệm tiền. Hãy để con cái nhìn thấy hoàn cảnh thực sự của gia đình, chúng sẽ hiểu hơn những khó khăn của cha mẹ, từ đó nỗ lực thay đổi cuộc sống sau này.

Nhưng tiền đề là cha mẹ phải học cách hướng dẫn sáng suốt. Dù mua phải đồ rẻ tiền, giảm giá, chúng ta cũng có thể vui vẻ thưởng thức và nói với con cái: "Sau này cả nhà sẽ chăm chỉ làm việc để có đồ ăn ngon hơn. Bố mẹ tin con sẽ sống tốt hơn hiện tại gấp nhiều lần!".

Với thái độ tích cực như vậy, trẻ có thể biết tiết kiệm và không cảm thấy tự ti vì cảnh nghèo tạm thời.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày