Monsoon Music Festival: 4 năm nhìn lại có những gì?

A.D, Theo Trí Thức Trẻ 15:30 21/11/2017

Khi đứng trên sân khấu của Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Gió mùa cùng Tuborg vào tối 12/11 vừa qua, nhạc sĩ Quốc Trung đã không khỏi ngậm ngùi khi chia sẻ với hơn 10.000 khán giả có mặt tại Hoàng thành Thăng Long.

Bởi lẽ, đây sẽ là lần cuối anh đứng tại đó, khi từ năm 2018 Gió mùa sẽ không còn thổi ở Hoàng thành nữa, sau 4 năm liên tiếp được tổ chức.

Monsoon Music Festival: 4 năm nhìn lại có những gì? - Ảnh 1.

Trên fanpage của chương trình, dĩ nhiên, như mọi sự kiện khác, khán giả khen cũng lắm mà chê cũng nhiều. Thế nhưng, một điều dễ dàng để thấy là đa phần những người đã tham dự Monsoon một lần đều nói về việc sẽ quay lại vào năm sau. Và sau 4 năm, con số này không còn là một con số nhỏ. Lễ hội Gió mùa đã gần như trở thành một điều quen thuộc với người yêu âm nhạc Hà Nội mỗi khi mùa thu về, thậm chí trở thành nơi cất giữ rất nhiều kỷ niệm của khán giả. Người ta mong ngóng thực đơn âm nhạc của nhạc sĩ Quốc Trung, tìm hiểu về những nghệ sĩ mới, hay chỉ đơn giản là muốn ngồi trên bãi cỏ Hoàng thành Thăng Long, uống một cốc bia và hoà vào âm nhạc.

Monsoon Music Festival: 4 năm nhìn lại có những gì? - Ảnh 2.

4 năm (kể từ 2014) là khoảng thời gian không dài nhưng đủ để Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Gió mùa làm nên dấu mốc đáng nhớ. Dấu mốc ấy gắn với việc Hà Nội, thủ đô nghìn năm văn hiến, đã có một không gian văn hóa đẳng cấp quốc tế như Monsoon – nơi người (sống ở) Hà Nội có cơ hội được tận hưởng âm nhạc với biên độ “không biên giới” đến từ khắp nơi trên thế giới.

Theo đó, những thói quen sinh hoạt văn minh trong một cộng đồng yêu nhạc, từ việc mua vé nghe nhạc, xếp hàng mua phiếu đồ ăn thức uống, cho đến thưởng thức âm nhạc một cách tự do hay cả nhận thức về văn hóa giao thông (uống bia thì không lái xe), về giữ gìn vệ sinh, trật tự chung... đã được khán giả làm quen và thích nghi.

Monsoon Music Festival: 4 năm nhìn lại có những gì? - Ảnh 3.

Riêng với âm nhạc, khán giả đang tiến tới thói quen đến nghe nhạc vì sự mới lạ chứ không vì nghệ sĩ nổi tiếng hay ca khúc quen thuộc. Vì thế, họ đã không chỉ biết đến Bond, Scorpions mà còn là Garden City Movement, Samaris, Joss Stone…

Những gì mà Monsoon đã gây dựng và làm được trong những năm qua, không đơn giản chỉ là để khán giả yêu Hà Nội, yêu Hoàng thành và xây dựng cộng đồng yêu nhạc như nhạc sĩ Quốc Trung mong mỏi.

Vì ở một tầm cao hơn, ngay từ những ngày đầu được công bố, Monsoon đã tự định vị mình là một sản phẩm văn hoá đáng tự hào của cộng đồng cư dân thành phố Hà Nội. Với vai trò này, chắc chắn sẽ còn rất nhiều điều phải làm, thế nhưng có lẽ Monsoon by Tuborg đã dần làm được việc đó.

Monsoon Music Festival: 4 năm nhìn lại có những gì? - Ảnh 4.

Để làm được điều này, phải nhắc đến sự hỗ trợ rất lớn đến từ nhà tài trợ kim cương - bia Tuborg, đơn vị đã cam kết đồng hành cùng Monsoon Music Festival trong 5 năm.

Được biết đến như như một thương hiệu gắn liền với giới trẻ và âm nhạc, Tuborg là nhà tài trợ của rất nhiều sự kiện âm nhạc lớn tại châu Âu và thế giới. Không những thế, với sự hợp tác này, Tuborg còn gửi gắm thông điệp về chia sẻ niềm vui "Giật nắp Tuborg, quẩy trọn Monsoon" cũng như xây dựng ý thức cộng đồng và văn hóa giao thông “Đã uống bia, rượu – không lái xe”. Đó là tinh thần của tuổi thanh xuân luôn hiện diện trong mỗi người, của sự chia sẻ, của trách nhiệm đối với cộng đồng của một nhãn hiệu bia hàng đầu châu Âu. Họ không chỉ nhìn thấy tài năng, mà còn cổ vũ để những tài năng âm nhạc này đến gần hơn với công chúng khán giả.

Monsoon Music Festival: 4 năm nhìn lại có những gì? - Ảnh 5.

Có thể nói, với sự tham gia của Tuborg và các nhà tài trợ khác, nhạc sĩ Quốc Trung và ê-kip đã có những sự hậu thuẫn đầy mạnh mẽ, để họ tập trung hướng tới những giá trị tinh thần ý nghĩa, khơi dậy đam mê, kết nối những tâm hồn yêu âm nhạc lại với nhau. Để Monsoon sẽ không dừng ở con số 4, mà sẽ là nhiều năm hơn nữa, cho tới ngày chúng ta có thể nhắc tới Monsoon như một sự tự hào của Hà Nội.