Theo đó mỗi năm cha mẹ nên cho con ra ngoài khỏi ngôi nhà thân yêu, tới những vùng đất mới để du lịch và có cái nhìn thực tế về cuộc sống ở những nơi khác, học hỏi cái hay của họ.
Tiếp xúc với những người khác mình từ ngôn ngữ, văn hóa, trình độ, sẽ giúp con dạn dĩ hơn trong công việc và cuộc sống sau này. Đi du lịch nước ngoài cũng là cách giúp con trau dồi ngoại ngữ rất tốt.
Thói quen đi du lịch hàng năm của bà được hình thành từ khi còn nhỏ và khi lớn lên bà lại áp dụng cho con mình. Theo bà hiệu trưởng, đi du lịch sẽ giúp con mình hiểu biết về thế giới hơn. Thế giới rộng lớn sẽ dần nhỏ bé hơn qua mỗi lần du lịch của các con.
Những chuyến đi đó sẽ giúp các bé tiếp thu những điều mới từ văn hóa cho tới con người, cách sống ở nơi chúng tới. Thông qua du lịch, các con vừa đi chơi mà vừa tích lũy cho mình nhiều điều, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Chưa kể, việc đi du lịch nước ngoài sẽ giúp con tăng khả năng giao tiếp với người nước ngoài, thích nghi với môi trường khi thay đổi nơi sống và làm việc sau này. Hiểu biết càng nhiều nền văn hóa của nhiều nước thì càng có lợi cho con trong cuộc sống.
Theo bà Drew, việc được trau dồi ngoại ngữ mỗi khi đi du lịch nước ngoài chưa phải là điều quan trọng nhất mà bà muốn nói tới. Cái quan trọng hơn là các con được học về văn hóa, lịch sử, nhân loại và cuộc sống ở một quốc gia khác.
Trong một cuộc họp mới đây của Ủy ban năng lực lao động Mỹ, các người đứng đầu các lĩnh vực giáo dục và kinh doanh các quốc gia cho rằng "Hiểu biết toàn bộ thế giới" là tiêu chí đầu tiên trong 4 kỹ năng của các tài năng nhí thế kỷ 21.
Nói cụ thể, mỗi khi đi du lịch nước ngoài, trẻ em sẽ được làm quen với các tuyến đường giao thông, biển báo công cộng của nước đó, trải nghiệm các tôn giáo khác nhau, gặp gỡ những người chưa từng gặp ở quốc gia đó, ăn những món ăn đặc trưng vùng miền, thích nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau.
Chúng ta nên đi du lịch theo hình thức nào?
Có nhiều cách để hiểu thế giới: thông qua sách, video, trò chuyện, nhưng quan trọng hơn là cho trẻ được thực tế trải nghiệm tại mỗi miền đất mới để chúng có những bài học thực sự sâu sắc và đáng nhớ cho bản thân.
Mỗi khi tới những đất nước xa lạ, bà Drew sẽ dành 1 tuần để dạy con lần lượt từ ngôn ngữ, văn hóa, điều kiện ở địa phương đó và kỹ năng chụp ảnh.
Hiệu trưởng đại học Havard tâm sự bà rất ấn tượng với những trẻ em tự tìm những cuốn sách có liên quan tới vùng đất chúng sắp tới và đọc để biết trước nơi mình sắp đến.
Chuyến đi du lịch nước ngoài cũng là lúc giúp các em trau dồi ngoại ngữ rất tốt. Bởi chúng sẽ phải học cách hỏi đường, giao lưu với người địa phương mỗi khi tới quán ăn hay những địa điểm văn hóa.
Đi du lịch giúp con học cách hòa nhập với xã hội
Tới một miền đất xa lạ, các con sẽ phải huy động mọi kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ để hòa nhập với cuộc sống, xã hội. Ví dụ khi bà Drew đưa con tới Pháp du lịch, bà sẽ cho con vào bảo tàng Louvre. Tối đến, bà cùng các con chơi các trò chơi trên bãi cỏ trước tháp Eiffel, đi bộ trên các đường phố Paris vào ban đêm để cảm nhận, ngồi xe điện ngầm đi khắp nơi, và thậm chí tới cả các khu nhà trọ dành cho giới trẻ để tham quan.
Theo bà Drew, mỗi nơi họ đặt chân tới sẽ mang lại cho con bà những cảm nhận khác nhau và yêu cầu của bà là sau mỗi chuyến du lịch, các con sẽ phải có một bài viết thu hoạch về nơi mình vừa tới.
Đi du lịch để: "Biết mình, hiểu thế giới"
Mỗi khi đi du lịch đến một thành phố hay đất nước xa lạ, bạn sẽ giúp con học hỏi và xây dựng cách suy nghĩ riêng của chúng về thế giới xung quanh. Các con sẽ học được cách sử dụng tài nguyên, thích nghi với môi trường mới và khi ở một nơi xa lạ thì điểm mạnh và điểm yếu của con sẽ bộc lộ rõ nhất.
Nhiều người cho rằng, trẻ em còn quá nhỏ để ghi nhớ những lần chúng được đi ra nước ngoài. Nhưng với những trẻ từ độ tuổi 7-8 trở lên, bộ não của chúng đã ghi nhớ rất tốt. Còn với những trẻ 4-5 tuổi, có thể chúng không ghi nhớ tốt bằng trẻ lớn hơn, nhưng những trải nghiệm khi đi du lịch lại là hành trang rất tốt cho trẻ trong quá trình phát triển sau này.
Bà Drew cho rằng, hành trình du lịch khi còn nhỏ của một đứa trẻ sẽ là điểm khởi đầu để phát triển cuộc sống sau này và bà rất thích câu nói: "Cuộc sống không phải là đích đến mà là một hành trình".
Bà Drew Gilpin Faust là hiệu trưởng Havard 11 năm từ 1/7/2007 tới 1/7/2018, và câu nói của bà mà mọi người hay nhớ và nhắc tới là: "Tôi không phải là nữ hiệu trưởng của Havard, tôi là hiệu trưởng của Havard".
Theo Sohu