Mỗi năm có hàng trăm nghìn chứng chỉ IELTS được cấp: Không thi là "không đủ trình" hay "thần thánh hóa" quá mức?

Huy., Theo Phụ nữ số 00:03 15/05/2024
Chia sẻ

Mạng xã hội Threads vừa nảy ra một cuộc tranh cãi lớn xoay quanh việc nhiều người đang "đánh bóng" quá đà về điểm số IELTS.

Thời gian gần đây, số điểm IELTS được nhiều người đánh giá rằng đang bị nhiều người "thổi phồng" về mặt giá trị. Chính điều này đã vô tình gây nên những áp lực vô hình để người học, đặc biệt khi một số trường quyết định đưa chứng chỉ IELTS vào các kỳ thi xét tuyển ngang bằng với phương thức truyền thống.

Một tài khoản trên mạng xã hội Threads nhanh chóng nhận được sự quan tâm và bán tán sau bài đăng: "IELTS nó thật sự cần thiết nhưng mình không đồng ý cách mọi người đang 'thần thánh hóa' nó lên. Họ luôn mặc định việc có IELTS mới có thể làm nên chuyện, còn những người giỏi nhưng không có IELTS thì cho rằng không đủ trình độ".

Mỗi năm có hàng trăm nghìn chứng chỉ IELTS được cấp: Không thi là không đủ trình hay thần thánh hóa quá mức? - Ảnh 1.

Mặc dù có giá trị sử dụng cao nhưng IELTS vẫn bị đánh giá đang "thần thánh hóa"

Có hay không chuyện IELTS bị "thần thánh hóa"?

Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, việc có IELTS được xem như nhu cầu tất yếu mà đa số đều mong muốn có được để phục vụ cho công việc, cuộc sống... Tuy nhiên, việc "chạy đua" theo điểm số trở thành vấn đề nan giải khiến nhiều người trở nên lo lắng và áp lực, thậm chí một vài ý kiến còn xem việc sở hữu điểm IELTS là đích đến thành công cuối cùng.

Mặc dù điều này hoàn toàn không sai khi việc học và có điểm IELTS cao phần nào cũng phản ánh được trình độ và tư duy. Tuy nhiên, chúng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh và mục đích sử dụng của mỗi cá nhân bởi trên thực tế nhiều người dù không sở hữu IELTS nhưng vẫn có kỹ năng về ngoại ngữ rất cao.

Mỗi năm có hàng trăm nghìn chứng chỉ IELTS được cấp: Không thi là không đủ trình hay thần thánh hóa quá mức? - Ảnh 2.

Nhiều người xem điểm số IELTS cao mới là thành công trong việc học ngoại ngữ

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến từ cư dân mạng cũng bày tỏ sự không đồng tình trước việc chứng chỉ IELTS trở thành phương thức xét tuyển tại một số trường. "Bản chất của nó cũng chỉ là công cụ phục vụ học tập và công việc. Việc xét tuyển bằng IELTS mang đến học sinh nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng tạo nên nhiều áp lực, bởi ngoài chứng chỉ thì các em vẫn phải đảm bảo học bạ, điểm số thì mới có cơ hội cạnh tranh. Như thế thì cuộc đua càng trở nên khốc liệt hơn", một tài khoản Threads bình luận.

IELTS cũng chỉ là một phương tiện giao tiếp

Không thể phủ nhận những giá trị và ưu điểm chứng chỉ IELTS mang lại nhưng cũng không thể xem đây như sự ưu tiên duy nhất và hàng đầu. Bởi lẽ việc giao tiếp và tư duy về ngôn ngữ vẫn là vấn đề quan trọng cần được để tâm hơn là số điểm, thậm chí IELTS cũng đơn giản là một chứng chỉ chứng minh quá trình học tập và rèn luyện của cá nhân.

Mỗi năm có hàng trăm nghìn chứng chỉ IELTS được cấp: Không thi là không đủ trình hay thần thánh hóa quá mức? - Ảnh 3.

Việc học chứng chỉ này cũng gây ra không ít áp lực cho nhiều người

"Mình cũng kiếm tiền từ việc dạy IELTS và mình biết đó cũng là công việc của nhiều người. Nhưng mà thật mong sau này việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ sẽ là công cụ để các bạn có thêm nhiều cơ hội và trải nghiệm cho bản thân chứ không phải để 'chạy đua' về điểm số xem ai hơn ai", một tài khoản bày tỏ quan điểm.

IELTS được xem như một "biểu hiện" của ngôn ngữ và là một hình thái tiêu biểu của tiếng Anh, tất nhiên quá trình đạt được chứng chỉ này cũng chẳng dễ dàng. Chúng đòi hỏi nhiều ở sự tôi luyện, trau dồi và quyết tâm. Tuy nhiên, chính sự tác động quá lớn về giá trị của IELTS khiến nhiều người đổ xô đi học mà không có bất kỳ lộ trình, kế hoạch hay mục tiêu rõ ràng từ đầu.

Mỗi năm có hàng trăm nghìn chứng chỉ IELTS được cấp: Không thi là không đủ trình hay thần thánh hóa quá mức? - Ảnh 4.

Nhiều người nhận định nên dừng việc xem IELTS như một "cuộc đua" điểm số

Chính điều này khiến việc học trở nên khó khăn hơn, thậm chí không ít người "đứt gánh" giữa chừng vì áp lực.

"Mọi người hãy nên xem việc có IELTS chỉ đơn giản là sự học và nâng cao khả năng giao tiếp thôi. Sang nước ngoài làm việc, chẳng ai quan tâm ngoại ngữ bạn có hoàn hảo hay không, viết sai chính tả xíu cũng chẳng sao, họ chỉ quan tâm đến năng lực và chất lượng công việc thôi", ý kiến từ từ một cư dân mạng cho hay.

Ngoại ngữ quan trọng nhưng chưa phải "thước đo"

Bên cạnh những bàn tán trên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc "thần thánh hóa" IELTS khiến việc học chứng chỉ này dần trở nên đắt đỏ. Trên thực tế, giá thành thường đi liền với chất lượng, việc học và sở hữu IELTS là một quá trình lắm thử thách nên việc phải chi số tiền lớn cũng nên được xem là khoản đầu tư hợp lý.

Nhiều người dù không có trình độ tiếng Anh, thay vào đó là nhóm ngôn ngữ khác hoặc một thế mạnh nổi bật của riêng mình thì khả năng thành công của họ vẫn có. Mọi thứ đều công bằng và bình đẳng như nhau nếu vấn đề phù hợp với bản thân ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận được tầm quan trọng của tiếng Anh và ngoại ngữ vì chúng chính là phương tiện hiệu quả để kết nối tri thức, mở rộng thế giới quan. Tuy nhiên, chúng cần được nhìn nhận là một yếu tố liên quan đến kỹ năng cần thiết trong cuộc sống thay vì một loại chứng chỉ với điểm số ấn tượng.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày