Mở điều hòa kiểm tra sau 3 tháng, gia chủ bất ngờ bởi cảnh tượng ở một bộ phận

Thu Phương, Theo Phụ Nữ Số 21:45 02/08/2023
Chia sẻ

Việc điều hòa bị tích tụ quá nhiều chất bẩn sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của thiết bị và chính sức khỏe của người dùng.

Hiện nay trong những gia đình hiện đại, nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát như quạt hay điều hòa vào mùa hè được xem là vô cùng thiết yếu. Đặc biệt là vào những ngày nắng nóng cao điểm, các thiết bị này luôn được hoạt động hết công suất, phục vụ cho nhu cầu của người dùng.

Nếu như quạt máy là thiết bị làm mát cơ bản, tạo ra gió bằng sự vận hành của các cánh quạt, thì điều hòa tạo ra hơi lạnh nhờ vào khí gas luân chuyển giữa cục nóng và dàn lạnh của thiết bị. Điều hòa cũng được xem là thiết bị mang lại hiệu quả làm mát tốt hơn.

Tuy nhiên không giống như quạt, các bộ phận của điều hòa được "ẩn" sau phần vỏ ngoài một cách kín đáo. Vì vậy về vấn đề vệ sinh của thiết bị, nếu không tháo rời và kiểm tra kỹ càng, rất khó để người dùng theo dõi và phát hiện kịp thời. Trường hợp dưới đây của một người đàn ông có tên là Zenos Jake, đang sinh sống tại Singapore là một ví dụ.

Mở điều hòa kiểm tra sau 3 tháng, gia chủ bất ngờ bởi cảnh tượng ở một bộ phận - Ảnh 1.

Chàng trai hiện đang sinh sống tại Singapore chia sẻ câu chuyện về chiếc điều hòa nhà mình (Ảnh Zenos Jake)

Theo những gì anh chàng chia sẻ trong video đăng tải trên trang cá nhân, anh cho biết chiếc điều hòa nhà mình đang được thợ kỹ thuật tiến hành tháo rời để kiểm tra cũng như vệ sinh sau 3 tháng sử dụng. Và bất ngờ rằng, đằng sau lớp vỏ ngoài trông có vẻ thật đẹp đẽ, sạch sẽ của chiếc điều hòa, là lớp bụi bẩn dày hay cả những vết nấm mốc thâm đen.

Ban đầu, người thợ kỹ thuật sau khi tháo phần vỏ, dùng nước xịt quanh phần lưới lọc điều hòa. Sau đó, anh bắt đầu tiến hành tháo đến các cánh đảo gió, bộ lọc và lồng quạt kháng khuẩn của điều hòa. Trong đó, tình trạng của lồng quạt kháng khuẩn khiến gia chủ phải "Wow" lên một cách đầy bất ngờ.

Mở điều hòa kiểm tra sau 3 tháng, gia chủ bất ngờ bởi cảnh tượng ở một bộ phận - Ảnh 2.

Lồng quạt kháng khuẩn của điều hòa bị lớp bụi bẩn dày đặc bám vào (Ảnh Zenos Jake)

Một lớp bụi bẩn dày đặc đang bám trên bộ phận này, gần như bịt kín mọi kẽ hở. Khi nhìn từ xa, thậm chí lớp bụi bẩn này nhìn giống như các phần rong rêu lâu ngày. Không chỉ có vậy, phần sâu bên trong chiếc điều hòa cũng xuất hiện lượng lớn các vết mốc thâm đen. Đây cũng có thể chính là nguyên nhân khiến điều hòa bốc mùi khó chịu khi hoạt động.

Sau khi kiểm tra tổng quát tình trạng của điều hòa, người thợ kỹ thuật bắt đầu vệ sinh và xử lý từng vấn đề. Với lớp bụi bẩn bám trên lồng quạt kháng khuẩn, người thợ đem rửa với nước. Kết quả sau đó là lớp phủ được trả lại nguyên trạng như mới, bụi bẩn đã được loại bỏ hoàn toàn.

Việc này thực hiện tương tự như cách vệ sinh các tấm lưới lọc điều hòa. Còn với các vết mốc đen, người này sử dụng khăn mềm, ẩm để lau đi. Cuối cùng, khi điều hòa đã được kiểm tra triệt để, nó được lắp lại hiện trạng như ban đầu.

Gia chủ phải nhận xét rằng, trông chiếc hòa sạch sẽ hơn và chính luồng gió mát mà thiết bị phả ra cũng cảm giác trong lành hơn.

Bụi bẩn và các vết thâm đen ở điều hòa sau khi được kiểm tra đã được vệ sinh sạch sẽ để người dùng lắp lại và sử dụng bình thường (Video Zenos Jake)  

Tầm quan trọng của vệ sinh sâu các bộ phận của điều hòa

Theo các chuyên gia, việc các bộ phận quan trọng, đảm nhận bước cuối cùng cho ra khí mát ở điều hòa như các lớp phủ hay tấm lưới lọc bị lớp bụi bẩn dày bám vào là do thói quen không kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị của người dùng. Việc này không chỉ khiến thiết bị hoạt động kém hiệu quả, mà còn vô tình khiến công suất của thiết bị tăng lên, gây tốn điện, gây ra tiếng ồn lớn hơn bình thường hay thậm chí là luồng khí phả ra môi trường cũng sẽ có mùi khó chịu và không được trong lành tuyệt đối.

Vì vậy tốt hơn hết, gia đình nên duy trì thói quen vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ điều hòa nói chung cũng như các bộ phận quan trọng trên nói riêng. Thời gian được các chuyên gia khuyên là khoảng 3-4 tháng/lần với những gia đình thường xuyên sử dụng, hoặc 6 tháng/lần với những gia đình ít dùng hơn. Đối với các hộ công ty, nhà hàng, các cơ sở nhà máy, xí nghiệp, việc này nên được thực hiện thường xuyên hơn, 1 tháng/lần vì máy phải hoạt động trong môi trường nhiều bụi bẩn hơn, với tần suất cao hơn.

Mở điều hòa kiểm tra sau 3 tháng, gia chủ bất ngờ bởi cảnh tượng ở một bộ phận - Ảnh 4.

Các bộ phận cần làm sạch sâu của dàn lạnh điều hòa (Ảnh minh họa)

Mở điều hòa kiểm tra sau 3 tháng, gia chủ bất ngờ bởi cảnh tượng ở một bộ phận - Ảnh 5.

Việc kiểm tra, bảo dưỡng điều hòa định kỳ là rất quan trọng (Ảnh minh họa)

Tấm lưới lọc điều hòa gia chủ có thể dễ dàng xử lý tại nhà, thì có thể đem rửa sạch 1 tháng/1 lần. Hoặc khi phát hiện điều hòa nhà mình hoạt động không được hiệu quả, gió phả ra không mát, hoặc có tiếng ồn lớn khi hoạt động, thì người dùng cũng nên kiểm tra ngay để xử lý kịp thời.

Ngoài ra, các bộ phận khác của thiết bị như sâu trong dàn lạnh hay cục nóng cũng cần được vệ sinh định kỳ theo như thời gian trên, tuy nhiên nên nhờ tới sự can thiệp của các thợ sửa chữa chuyên nghiệp để việc làm diễn ra được hiệu quả, an toàn nhất.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày