“Thiện Nhân bị bỏ lại trên núi sau khi ra đời, bị con thú ăn chân, bộ phận sinh dục và con phải chịu thương tật 75% như thế… Và Thiện Nhân đã tồn tại 72 giờ sau bi kịch ấy để sống đến tận ngày hôm nay’’. Đó là lời mở đầu cho câu chuyện dài về hành trình sinh tồn của Thiện Nhân - cậu bé có gương mặt khôi ngô và đôi mắt ánh lên sự cương quyết - từng khiến dư luận rung động một thời.
Nhưng hành trình đó có thể sẽ không bao giờ làm được, nếu không có sự đồng hành của người phụ nữ tên Mai Anh - mà Thiện Nhân và hàng trăm trẻ em kém may mắn sau này gọi là “Mẹ’’.
Chị Mai Anh khi đó đã lặn lội từ Hà Nội vào tận Đà Nẵng để nhận nuôi Thiện Nhân, với sự nhiệt thành và tình yêu quá lớn. Và từ giây phút đó, chị Mai Anh không lường được rằng mình vừa bước chân vào một hành trình mà có lẽ chẳng bao giờ đến đích và thật khó đoán định: Đi tìm hạnh phúc cho Thiện Nhân và những đứa trẻ có hoàn cảnh giống em.
Từ giây phút ẵm Thiện Nhân trên tay, chị Mai Anh đã không lường được rằng mình vừa bước chân vào một hành trình thật khó đoán định.
"Nhiều lúc tôi nghĩ, nếu không có một thằng bé bị bất hạnh như Thiện Nhân, không có những câu chuyện tiếp theo xảy ra thì chẳng biết những số phận khác sẽ như thế nào..."
Hành trình đó bắt đầu bằng việc lập ra chương trình “Thiện Nhân và những người bạn”, với cột mốc quan trọng là gặp được bác sĩ Roberto De Castro. Khi bác sĩ phẫu thuật thành công cho Thiện Nhân, thì chị Mai Anh lại nhận thêm 110 hồ sơ của những em bé khác - cũng không may bị các khiếm khuyết về bộ phận sinh dục. Rồi con số lên đến hàng ngàn… Đến lúc đó, thì chị đã biết, mình không bao giờ có thể dừng lại hành trình này được nữa.
Từ “Thiện Nhân và những người bạn’’, người mẹ này không muốn đẩy những đứa trẻ vừa được phẫu thuật phải bắt đầu đối diện với một bất hạnh khác: Không được định hướng tương lai, không có gia đình, không biết ước mơ của mình là gì. Thế là chương trình “Gia đình Thiện Nhân” ra đời - nơi kết nối các gia đình bệnh nhân lại với nhau, những đứa trẻ từng chữa bệnh lại với nhau, yêu thương và hiểu nhau nhiều hơn. Nơi mà đứa trẻ nào cũng sẽ có cha mẹ đỡ đần cho đến năm 18 tuổi.
Một câu chuyện nó có cả bất hạnh lẫn những hạnh phúc như thế, có nhiều người chung tay góp sức như thế.... làm sao mình dừng bây giờ?
Đã có lúc chị thử ngừng yêu thương và giao việc ấy cho người khác, nhưng việc cố gắng sống khác đi với trái tim của mình lại khiến chị tiêu hao năng lượng nhiều hơn, vô cảm như một con robot.
Tôi gặp bọn trẻ, coi bọn nó làm niềm vui, rồi rối rít nói chuyện với phụ huynh... tình yêu và năng lượng làm việc được sản sinh trong lúc đấy… Tôi không thể giúp người mà mình không đau cùng nỗi đau của họ.
Cuối cùng thì có tình yêu và cảm xúc thật xuất phát từ một trái tim biết thấu cảm mới có thể truyền nhiệt huyết và năng lượng tích cực cho những người xung quanh, những đứa trẻ và bố mẹ chúng.
Như vậy, từ việc là “mẹ” của Thiện Nhân, giờ đây, chị Mai Anh đã là “mẹ” của hàng trăm đứa trẻ khác. Đã có lúc, chị hạn chế yêu mọi người đi để bớt khổ tâm, bớt khiến những nỗi đau của người khác hiển hiện trong cuộc sống của mình. Nhưng rồi chị không làm được, bởi “Tôi không thể giúp người mà mình không đau cùng nỗi đau của họ”.
Đầu năm nay, chị Mai Anh đã được tạp chí Forbes tôn vinh là 1 trong 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam. Và đã có hơn hai mươi đứa trẻ (đứa nhỏ nhất chỉ 2, 3 tuổi) có bố, mẹ nhận đỡ đầu. Cuộc sống của các em từ đây đến 15, 16 năm nữa được các bố mẹ và người trong ê-kíp Thiện Nhân đảm bảo. Đó là những tin vui mà chị Mai Anh và ê-kíp của mình muốn khoe với mọi người. Tương lai là điều không thể nói trước nhưng có thể tin cuộc hành trình của chị sẽ không bao giờ ngừng lại khi có những đứa con, có mọi người để tạo ra hạnh phúc cho rất nhiều Thiện Nhân như thế của đời thường.
Thì ra số phận không may mắn của Thiện Nhân đã mở ra cánh cửa hy vọng cho nhiều cuộc đời khác. Và chắc chắn, chị Mai Anh sẽ không ngừng nỗ lực trên hành trình kiến tạo hạnh phúc, với một trái tim tràn đầy yêu thương và bao dung với cuộc đời này.
Con người không có khát vọng thì cuộc sống chán lắm.
Người mẹ này không muốn đẩy những đứa trẻ vừa bước ra từ bất hạnh này để đến một bất hạnh khác: Không được định hướng tương lai, không có gia đình, không biết ước mơ của mình là gì.
"Gia đình Thiện Nhân” là một nơi kết nối các gia đình bệnh nhân lại với nhau, những đứa trẻ từng chữa bệnh lại với nhau, yêu thương và hiểu nhau nhiều hơn.
Và mọi chuyện là như thế, dù hành trình của Thiện Nhân và chị còn rất dài, nhưng điều đó chẳng thể khiến chị bỏ cuộc.
Ai cũng có một câu chuyện để kể, và thật tốt biết bao nếu mỗi ngày, chúng ta đều được truyền cảm hứng từ câu chuyện của những người luôn sống bền bỉ, hết mình với cuộc đời này.
Với nỗ lực đem những giá trị tích cực tới cộng đồng, hành trình Road to Wechoice đã bắt đầu, với nhiều nhân vật và câu chuyện khác nhau, nhưng tất cả đều chung một mục đích, là mang lại niềm cảm hứng sống tích cực và tinh thần sống không ngừng tiến tới.
Hãy cùng chúng tôi lan tỏa những giá trị này bằng cách chia sẻ câu chuyện của bạn ngay hôm nay nhé!
Truy cập Wechoice.vn để gửi Đề cử của bạn về cho We Choice Awards 2017.