Mẹ là Tiến sĩ ngày nào cũng dạy con trai 5 tuổi làm một việc, chồng phàn nàn "vô ích", ai ngờ con vào tiểu học đạt thành tích đáng kinh ngạc

Hiểu Đan, Theo Phụ nữ Việt Nam 03:53 12/05/2022
Chia sẻ

Lên tiểu học, bé không chỉ đứng đầu trong các kỳ thi, được bầu làm lớp trưởng mà còn thường xuyên được chọn làm người dẫn chương trình trong các hoạt động tập thể.

Hai vợ chồng chị Trương (Trung Quốc) đều tốt nghiệp đại học thuộc dự án 985 (Là những trường đại học được cho là có các tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ giáo dục, cơ sở vật chất,… đẳng cấp thế giới. Hiện tại có 39 trường đại học thuộc dự án 985 ở Trung Quốc), nhưng vẫn còn khoảng cách trong quan niệm nuôi dạy con cái.

Chẳng hạn, chị Trương quan niệm, khi con được 4-5 tuổi, để chuẩn bị cho thời kì tiểu học, bố mẹ cần cho con học chữ trước. Ngược lại, chồng chị cho rằng, dạy con học trước là cướp mất tuổi thơ của con, lấy đi khoảng thời gian đáng ra con phải được nghỉ ngơi sau khi từ trường mầm non về nhà.

Mẹ là Tiến sĩ ngày nào cũng dạy con trai 5 tuổi làm một việc, chồng phàn nàn vô ích, ai ngờ con vào tiểu học đạt thành tích đáng kinh ngạc - Ảnh 1.

Vì vậy, mỗi buổi tối nhìn vợ cặm cụi dạy chữ cho con, anh Trương không tránh khỏi cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, người vợ giải thích, chị không dạy con kiểu áp đặt và khuôn mẫu mà thông qua việc chơi các trò chơi khác nhau hàng ngày, chẳng hạn như trò chơi học chữ, tư duy logic, trò chơi tập trung, v.v. Chị cũng đã đọc hơn 300 cuốn sách tranh với con của mình. Chỉ sau 4 tháng, cậu bé học được 1.800 từ.

Con chị Trương thường được giáo viên khen ngợi vì kĩ năng diễn đạt tốt và khả năng đọc viết nổi trội trong thời gian học mẫu giáo. Lên tiểu học, bé không chỉ đứng đầu trong các kỳ thi, được bầu làm lớp trưởng mà còn thường xuyên được chọn làm người dẫn chương trình trong các hoạt động tập thể.

Mẹ là Tiến sĩ ngày nào cũng dạy con trai 5 tuổi làm một việc, chồng phàn nàn vô ích, ai ngờ con vào tiểu học đạt thành tích đáng kinh ngạc - Ảnh 2.

Nhiều phụ huynh chỉ chú trọng rèn luyện sức khỏe và chơi cùng con, không nghĩ đến việc sẽ phải dạy con chữ và số trước khi bé vào tiểu học. Nhưng cũng có những bố mẹ bên cạnh dành thời gian cho con vui chơi, giải trí đúng độ tuổi, họ vẫn muốn con nhận biết được chữ cái để những ngày đầu vào lớp 1 bớt bỡ ngỡ, lo lắng.

2-7 tuổi là giai đoạn nhạy cảm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đồng thời cũng là giai đoạn tốt nhất để trẻ khám phá thế giới bằng đôi tay và khối óc của mình, trẻ thích hỏi tại sao? Đây là gì? Nếu cha mẹ nắm bắt được giai đoạn vàng của trẻ và sử dụng hình ảnh, kích thích giác quan giúp trẻ phát triển hứng thú đọc sách, chắc chắn trẻ sẽ thu được kết quả gấp đôi với một nửa sự cố gắng.

Tuy nhiên, rất nhiều bậc cha mẹ có ý định cho con biết chữ nhưng sai phương pháp khiến con sợ học.

Trẻ từ 4-7 tuổi ham học hỏi. Tuy nhiên, các cơ quan trong cơ thể của trẻ chưa trưởng thành, đặc điểm điển hình của trẻ là không thể ngồi yên và thiếu tập trung. Việc học thuộc lòng đơn giản sẽ kìm hãm trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ, không những không hiệu quả mà còn làm giảm sự tự tin của trẻ.

Với chị Trương, ngoài đọc sách và chơi trò chơi với con, nhận thấy dù trẻ làm gì thì cũng dùng tay để thử, chị mua cho con một cuốn sách dạy chữ có âm thanh, con có thể nói theo bằng cách nhấn nút, điều này giúp tăng cường hứng thú học tập và mong muốn khám phá của con. Thỉnh thoảng, chị Trương sử dụng quy luật của đường cong ghi nhớ "Ebbinghaus" để giúp con củng cố kiến thức bằng cách lặp lại sau khi học và nhiều ngày sau đó.

Cha mẹ cần ghi nhớ 1 vài nguyên tắc quan trọng sau:

1. Buổi học là một hoạt động vui chơi, không phải là là lớp học, không giáo điều, không ép buộc. Trẻ muốn nghỉ là nên cho bé nghỉ. Nên nhớ, cảm xúc vui chơi là 1 trong 3 yếu tố làm nên trí tuệ trẻ.

2. Không cần giáo trình nào đắt tiền. Mẹ có thể dùng sách để dạy trẻ. Cha mẹ nên chọn những quyển sách lớn, có hình ảnh màu sắc tương phản, ít chữ, chữ to.

3. Khi chơi cùng trẻ thì nên khuyến khích trẻ tham gia như chỉ cái này, lật trang quyển sách (lúc lật trang thì mẹ tạo tiếng động cho bé thích thú).

4. Những bài học ngoài trời là thiết thực. Dẫn bé ra công viên dạy bé về chiếc lá sẽ tốt hơn là nhìn chiếc lá qua thẻ chữ hay máy đọc chữ.

5. Không dùng thiết bị điện tử để dạy trẻ trước 3 tuổi. Sau 3 tuổi nên hạn chế các thiết bị làm trẻ cuốn hút cả ngày như TV, điện thoại, Ipad.

https://afamily.vn/me-la-tien-si-ngay-nao-cung-day-con-trai-5-tuoi-lam-mot-viec-chong-phan-nan-vo-ich-ai-ngo-con-vao-tieu-hoc-dat-thanh-tich-dang-kinh-ngac-20220511124536099.chn
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày