Đây là trăn trở của một cô con dâu đến từ Thâm Quyến, Trung Quốc có tên Hạ Tường (29 tuổi) chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội Xiaohongshu thu hút lượng tương tác cao. Cô kể lại câu chuyện trong chính gia đình, đã xảy ra từ nhiều tháng trước nhưng đến giờ khi thấy mọi người chia sẻ nhiều về câu chuyện mẹ chồng, nàng dâu mới có đủ “can đảm” nhắc đến, không ngờ viral đến vậy.
Vợ chồng tôi đều là sinh viên tỉnh lẻ, lên thành phố đi học rồi đi làm đến nay đã 15 năm. Sau khi kết hôn, chúng tôi vẫn ở căn phòng trọ thuê từ thời sinh viên. Khi sinh con đầu lòng, cả hai đã dành dụm được 1 ít tiền nhưng cũng chỉ dám thuê căn phòng trọ to hơn, chưa nghĩ đến chuyện mua nhà vì còn thiếu nhiều lắm.
Nhiều lần vợ chồng tôi cũng tính về quê vì ở thành phố chỉ đủ sống chứ dư dả thì không, mua nhà lại càng eo hẹp hơn, đặc biệt là khi tôi đang có dự định sinh thêm em bé thứ 2 trước tuổi 35. Hơn nữa, bây giờ về quê thì biết làm gì kiếm sống, con cái học ở đâu.... Cả tá vấn đề cần phải lo lắng.
Chuyện bát cơm cá khô trong tủ lạnh gây chú ý. Ảnh minh họa.
Tôi nhiều lần định hỏi xin bố mẹ hai bên nhưng ngại, vì trong nhà đâu chỉ có mình hai vợ chồng tôi là con, hơn nữa, bố mẹ cũng ở quê, làm công chức về hưu, chẳng dư dả bao nhiêu. Ở thành phố tốn kém, cũng chẳng dành giụm được bao nhiêu, công việc thì ngày càng bận rộn hơn. Nếu bây giờ mua nhà, sẽ phải vay một khoản kha khá đó. Nhưng có vẻ như chồng tôi đang kiên quyết "an cư" lắm rồi. Khoảng vài tháng trở lại đây, anh ấy luôn bàn đến chuyện mua nhà, tối đến là xem nhà, rồi hỏi han các gói vay ngắn hạn, dài hạn.
Tính tôi vốn có gì nói nấy, lại thân với mẹ chồng nên dù ít khi về quê thăm bà ấy, tôi vẫn thỉnh thoảng gọi điện. Tôi vô tư kể chuyện chồng tôi - anh Tần Đức đang tính toán mua nhà. Mẹ hỏi chuyện tiền nong thì tôi cũng đành thú thật là vợ chồng tôi cần vay thêm, phải hơn 1 nửa, chứ giờ chưa đủ. "Giá nhà ở trên này cao lắm mẹ ơi. Mua căn bình thường, ở xa trung tâm cũng cỡ 1.000 nhân dân tệ (hơn 3,5 tỷ) là rẻ rồi đó. Nhưng anh ấy quyết như vậy, thấy bảo vay được bạn bè, rồi vợ chồng con đi làm trả dần" , tôi nói với mẹ. Đầu dây bên kia bà ấy im lặng một hồi lâu, nói ủng hộ quyết định của vợ chồng tôi.
Cô con dâu mua phở đến cho mẹ chồng. Ảnh minh họa.
Đợt này, tôi đi công tác, về sớm 2 ngày lại đi ngang qua quê nên quyết định bất ngờ đến thăm mẹ. Tôi vẫn nhớ quán phở mẹ yêu thích, đến đúng vào giờ ăn trưa nên tôi chạy vội vào mua một tô đầy ắp thịt bò, nước dùng thơm lừng, cẩn thận gói mang đến cho mẹ chồng.
Nói thêm về mẹ chồng tôi, bà ấy là giáo viên về hưu, khoảng 10 năm trước - bố chồng tôi qua đời, các con có gia đình riêng nên bây giờ bà ấy sống một mình ở quê. May mắn có đông hàng xóm, bạn bè nên cũng khuây khỏa. Mẹ chồng tôi cũng chả dư dả gì đâu, lo cho con, từ lúc đi học, đến khi thành gia lập thất. Chồng tôi là con út, trên anh ấy còn có 2 chị.
Qua hai lối rẽ là tôi đã vào đến nhà mẹ chồng, cửa vẫn mở toang, tôi bước vào và la lớn: “Mẹ ơi, con mang phở đến!” . Lúc này, mẹ chạy từ bếp lên phòng khách, thấy tôi liền vội vàng hỏi lý do sao nay lại ghé thăm đột ngột. Tôi miệng thì giải thích, chân lại tiến về phía bếp bảo muốn mở phở ra cho mẹ ăn liền cho nóng. Thế nhưng, phản ứng của mẹ tôi lần này lạ lắm. Bà ấy khua tay, cản tôi đứng ở phòng khách, sau đó lại chạy xuống bếp bảo dọn dẹp một xíu chứ nhà cửa bừa bộn.
Tôi xuống thì thấy bà ấy đang đứng ngay cửa tủ lạnh. Trên bàn thì nồi cơm còn chưa đậy nắp, vương vãi khắp bàn. "Mẹ đang ăn cơm à. Có món gì ngon giấu con hay sao", tôi đùa mẹ nhưng bà ấy có vẻ lo lắng, rồi liên tục phủ nhận. Lúc này, tôi than nóng. Trời mùa hè mà bà ấy không mở điều hòa đã đành, quạt cũng không luôn. Mẹ chồng liền chạy ra phòng khách, bảo mang quạt vào.
Vừa hay đi đường xa, đang khát nước quá và cũng thấy kỳ lạ về chuyện cái tủ lạnh, tôi vội mở ra. Và trời ơi, cảnh tượng bên trong làm tôi ngỡ ngàng. Trong ngăn mát, cái bát cơm mẹ vừa cất vẫn còn đó, cơm trắng trộn vài con cá khô bé tí, không một giọt nước tương, không một miếng rau. Tôi hét lên: “Đây là thứ gì hả mẹ? Mẹ vào đây ngay đi”.
Cô thấy tô cá cơm với cá khô ở trong tủ. Ảnh minh họa.
Mẹ đứng ở cửa bếp, không nói được lời nào. Tôi nhìn mẹ, rồi nhìn lại bát cơm, tự nhiên thấy chạnh lòng. Mẹ chồng tôi trước nay vốn không thích cá khô. Tôi vẫn nhớ rõ điều này vì ngày về làm dâu, có lần thấy tôi ăn sáng với cá khô, mẹ chồng đã khuyên tôi nên ăn uống đầy đủ hơn. Thế nên, trong nhà chồng tôi, có thể có cá khô trong bữa cơm nhưng vẫn có đầy đủ thịt, cá nhưng lần này thì không. Bà là người luôn đề cao chuyện ăn uống phải đầy đủ ra sao, thế nào mà giờ lại ăn cơm với cá khô? Chuyện để cả bát cơm trong tủ lạnh mà chưa đậy nắp hay che kín cũng không phải là thói quen của mẹ tôi.
Hơn nữa, tủ lạnh cũng có vài túi cá khô, một bó rau đã héo và vài quả trứng gà, không thấy thịt, cá đâu. Khi nhìn kỹ người mẹ chồng, tôi mới thấy bà ấy gầy đi trông thấy.
Ban đầu, mẹ chồng nói rằng bà ấy bị ốm, thèm nên mua ăn. Xong khi nghe tôi hỏi lý do tại sao phải cất vội vào tỷ lạnh, rồi hỏi chuyện tại sao trời nóng mà không bật quạt, thậm chí là tạo "áp lực" nếu không kể thật thì sẽ mách cho chồng tôi thì bà ấy mới ngậm ngùi chia sẻ sự thật.
Mẹ chồng tôi nói bằng giọng nghèn nghẹt: “Mẹ ăn vậy quen rồi, con đừng lo. Mẹ… mẹ đang để dành tiền". Tôi ngơ ngác: “Để dành tiền làm gì? Mẹ thiếu gì thì nói con với anh Đức, sao phải ăn thế này?”. Tôi không hiểu, bà ấy có lương hưu, sống một mình. Thỉnh thoảng, vợ chồng tôi và anh chị cũng gửi tiền biếu mẹ mà sao bà ấy phải tiết kiệm đến mức thế này. Tôi lo lắng quá, liên tục dò hỏi lý do tại sao mẹ cần để dành tiền.
Nói mãi, cuối cùng bà ấy cũng thổ lộ rằng muốn cho vợ chồng tôi tiền mua nhà. Tôi vẫn nhớ như in những gì mẹ nói lúc đó: "Hai chị của con (chị chồng - PV) đã có nhà cửa cả rồi, hai đứa đó cũng dư dả, mẹ chẳng phải lo lắng gì nhiều. Bây giờ, mẹ chỉ lo cho hai vợ chồng con. Thú thật, mẹ áy náy lắm khi không lo cho các con được một căn nhà tử tế, để các cháu phải ở trong phòng trọ.
Mẹ cũng không thể bán căn nhà này đi, vì là kỷ niệm của cả gia đình. Thế nên, mấy năm qua mẹ vẫn âm thầm tiết kiệm. Nhưng con biết mà, có nhiều thứ phải lo lắm mà đồng lương hưu cũng chẳng được bao nhiêu nên vẫn chưa đủ cho các con. Mấy tháng nay, thấy thằng Đức gấp rút mua nhà nên mẹ cũng vội gom cho đủ. Mẹ đã rút hết tiền tiết kiệm rồi, đi vay thêm vài người bạn nữa, tính sẽ gửi cho các con. Đó cũng là tâm nguyện của cả bố con nữa".
Bà ấy gom tiền lương hưu, bán cả mấy món đồ trang sức từ thời trẻ. Mấy tháng nay cũng phải chắt bóp tiền sinh hoạt nên ăn uống tiết kiệm, không dám mở điều hòa vì sợ tốn tiền điện. Mẹ sợ vợ chồng tôi áp lực, nợ nần nhiều ảnh hưởng tới các cháu nữa...
Hai mẹ con bật khóc. Ảnh minh họa.
Nghe đến đây, tôi sững người lại, nước mắt tôi trào ra, hai mẹ con cứ thế ôm nhau khóc....
Câu chuyện sau khi được đăng tải lên mạng xã hội đã thu hút đông đảo lượng tương tác của netizen. Nhiều người chia sẻ đã từng rơi vào hoàn cảnh tương tự, đồng cảm đến rơi nước mắt. Cha mẹ nào cũng mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình.
Nguồn: Xiaohongshu.