Cách đây không lâu, trên MXH có một topic được đông đảo dân tình, nhất là hội làm công ăn lương, bàn tán rôm rả: “Những câu nói của sếp khiến bạn tim đập bùm bùm, đổ mồ hôi hột là…?”.
Ở bình luận, phần lớn câu trả lời đều liên quan đến sự căng thẳng khi sếp liên tục đòi job, dí deadline, tag tên và hẹn họp trong group chat chung. Có thể kể sương sương sương như: "Cái này có chưa?", "Sao chưa có?", "Khi nào có?", "Sáng hay chiều?", “Ủa em!?”, “Sáng mai em vô phòng họp với anh/chị”, “Nói kế hoạch của em đi”, “Mọi người chuẩn bị, chiều nay họp bàn về ABC nhé!”,...
Với bất kỳ ai, cảm giác khi phải nhận những tin nhắn như “truy sát” thế này sẽ không mấy dễ chịu. Thậm chí ngoài sự nơm nớp lo sợ, nhiều người còn rơi vào cảnh quên cái này hay trôi tin nhắn kia, vừa dễ bị khiển trách vừa làm ảnh hưởng đến tiến độ chung, biến mỗi ngày đi làm là một cực hình.
Đang làm việc trong lĩnh vực sự kiện, Mai Anh (25 tuổi) khá bận vào dịp cuối năm. Ngày nào cũng họp, có những ngày 2 - 3 cuộc họp lận đến mức cô và đồng nghiệp hay nói đùa rằng lương thì ít mà họp thì nhiều. Cùng với đó, group chat của team Mai Anh hoạt động liên tục từ sáng đến tối, sếp tag tên triền miên.
Thời gian mới vào làm, mỗi khi sếp tag tên nhắc trả job, kiểm tra tiến độ hay thông báo lịch họp là cô đều giật mình. Về sau, khi đã quen với môi trường làm việc hơn, cô không còn lo lắng quá nhiều nhưng vẫn thấy căng thẳng.
“Mình hiểu việc sếp nhắc nhở deadline, trả job hay thỉnh thoảng lại nêu ý tưởng mới trong group chat là cách quản lý công việc, nắm bắt tiến độ làm việc của nhân viên. Nhưng từ phía nhân viên, đây là một áp lực đáng kể.
Với bản thân mình, sự nhắc nhở liên tục không chỉ khiến mình bị phân tâm mà còn gây ra cảm giác bị giám sát chặt chẽ, thiếu tự do. Đôi lúc mình cảm thấy không được tin tưởng, bị đánh giá năng lực dựa trên khả năng phản hồi nhanh chóng trong group chat nhiều hơn là chất lượng công việc thực sự.
Chẳng hạn, khi sếp hỏi và có người rep nhanh hơn thì sếp sẽ đánh giá họ tốt hơn dù chất lượng công việc họ làm không thực sự tốt. Trong khi đó, mình đang tập trung để hoàn thành công việc tốt hơn mà quên trả lời thì lại bị nhận xét chưa tốt” - Mai Anh nói.
Cũng là tag tên, nhắc lịch nhưng Đăng Khoa (24 tuổi, nhân viên văn phòng) lại thấy mệt mỏi vì chuyện này diễn ra ngoài giờ làm việc. Anh chàng cho biết:
“Sếp mình nghiện công việc và hay có ý tưởng bất chợt. Mỗi lần như thế sếp đều chat ngay vào group, bất kể ngày hay đêm, giờ làm việc hay đã tan làm. Nội dung thường là: ‘@tên ai đó thử nghiên cứu cái này cho anh, mai báo cáo lại nhé!’, ‘Mọi người xem cái này đi, anh thấy thú vị’, ‘Anh thấy ý tưởng này hay ho, mai mình họp thảo luận kỹ hơn @mọi người’,...
Sau một ngày làm việc căng thẳng, về nhà chỉ muốn tận hưởng không gian riêng tư và nghỉ ngơi mà vẫn nhận những tin nhắn công việc như thế ai mà vui nổi? Những lúc như thế mình thường im lặng, không phản hồi. Có lần sếp bỏ qua nhưng cũng không ít lần sếp tag tên trực tiếp nên không thể ngó lơ được. Điều này khiến mình cảm thấy không vui, dường như bản thân sẽ không bao giờ rời khỏi được công việc, ranh giới giữa công việc và đời sống cá nhân cực kỳ mờ nhạt”.
Dù mỗi người đều có một tình huống, một vấn đề khác nhau nhưng chung quy là khó chịu!
Nhưng không phải bỗng dưng mà các sếp phải ra rả nhắc việc, đòi như đòi nợ trong các group chat. Nguyên nhân một phần đến từ thái độ thiếu chuyên nghiệp của nhân viên. Nhiều người không chịu phản hồi về công việc dù đã bị sếp tag tên, bỏ mặc sếp nhắn tin một mình trong vô vọng.
Cả Mai Anh và Đăng Khoa đều thừa nhận có tình trạng này ở team của mình. Cả hai cho biết đang giờ làm việc nhưng có người cố tình không trả lời, sau đó khi bị sếp hỏi lại thì viện cớ “Em miss tin nhắn”, “Nhiều việc quá nên em quên”,... cố tình kéo dài và trì hoãn công việc. Bản thân họ thường không cố ý nhưng đôi khi vì bận quá mà đọc tin nhắn xong thì quên luôn hoặc quên cả lịch họp.
“Thú thực là có nhiều lúc được giao việc mà mình quên, đến khi sếp vào nhắc mới nhận ra thì đã muộn. Trong tình huống đó thì chỉ còn nước nhận lỗi rồi xử lý gấp để khắc phục hậu quả” - Mai Anh nói.
Ngoài tình huống ngẫu hứng của sếp hay chuyện nhắn tin ngoài giờ làm việc, Đăng Khoa cho rằng để sếp phải giục hay đòi cập nhật tình hình công việc trước hết là lỗi của nhân viên. Nếu mỗi người đều tự có ý thức hoàn thành việc được giao hoặc báo cáo tiến độ định kỳ thì sẽ chẳng ai phải đi giục ai cả.
Bản thân anh chàng mỗi khi có lịch họp hay deadline thì note ngay vào điện thoại để khỏi quên. “Việc này có một chút bất tiện là đọc tin nhắn sếp chat trên máy tính nhưng phải lấy điện thoại để ghi vào lời nhắc. Thỉnh thoảng đang làm gì đó dở là có thể quên ngay” - Khoa giãi bày.
Dù trong từng tình huống cụ thể, việc sếp thúc giục, tag tên trong group chat có một nguyên nhân khác nhau. Song về cơ bản, nhân viên vẫn mong các sếp cân nhắc mức độ tag tên, nhắc nhở hoặc có cách nào đó dễ thở hơn.
“Dù ở nhiều công ty, khoảng cách giữa sếp và nhân viên không quá lớn nhưng sếp vẫn là sếp, mỗi lần nhận tin nhắn giục giã đều có những áp lực nhất định. Hoặc chưa làm xong cũng nơm nớp lo sợ bị dí bất ngờ, làm giảm sự tập trung. Nói chung là sợ ơi sợ! Nên hi vọng có cách nào đó để sếp đỡ phải đích thân đi giục mà nhân viên cũng bớt lo” - Mai Anh chia sẻ.
Đăng Khoa lại bày tỏ: “Mình tin là không chỉ nhân viên mà ngay cả bản thân sếp khi phải đi nhắc từng người cũng chẳng lấy gì làm vui vẻ. Thế nên việc sếp giảm sự thúc giục không cần thiết với nhân viên hoặc sử dụng công cụ để nhắc nhở cũng là cách giảm sự khó chịu của chính sếp”.
Cách nào đó hay công cụ mà Mai Anh và Đăng Khoa đề cập đến đã được ứng dụng nhắn tin Lotus Chat tìm hiểu và phát triển. Đó chính là Trợ lý nhắc việc ảo Lota.
Theo đó tính năng này có thể được sử dụng trong nhóm chat chung lẫn khung chat cá nhân. Tại đây khi người dùng sẽ thiết lập việc nhắc nhở thông qua các câu lệnh đơn giản, đến đúng thời điểm đã hẹn trước đó, Lota sẽ tự động gửi tin nhắn nhắc nhở.
Khi có Lota trong các nhóm chat công việc, sếp sẽ không phải tự mình đi nhắc công việc hay lịch họp đến nhân viên, không phải trải qua cảm giác khó chịu khi nhắn tin mà nhân viên im re. Về phía nhân viên, được Lota nhắc lịch sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn so với sếp vì tâm lý tin nhắn không đến từ sếp sẽ dễ thở hơn.
Không dừng lại ở đó, nhân viên có thể tự chat với Lota để dặn trợ lý ảo này nhắc việc, nhắc lịch họp cho chính mình. Điều tiện lợi ở chỗ, ngay sau khi sếp giao deadline trong group chung, nhân viên có thể ngay lập tức chat riêng cho Lota nhắc mình trước thời hạn mà không cần phải dùng đến thiết bị nào khác.