Loạt thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử bị chỉ trích là vô nhân đạo nhưng lại đặt nền tảng cho phương pháp nuôi dạy con của cha mẹ hiện đại

L.T, Theo Helino 09:42 17/07/2019
Chia sẻ

Các thí nghiệm tâm lý của Harlow gây tranh cãi nhưng cũng là bằng chứng không thể phủ nhận rằng tình mẫu tử là "yếu tố sống còn" cho sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.

Thí nghiệm trên chính con mình, khiến cả 3 đứa con đều trầm cảm

Trong nửa đầu thế kỷ 20, nhiều nhà tâm lý học tin rằng việc thể hiện tình cảm với trẻ em chỉ là một dạng cử chỉ không có mục đích thực sự. Theo nhiều nhà tư tưởng thời đó, những cử chỉ tình cảm gần gũi sẽ chỉ khiến "lây lan bệnh tật" và dẫn đến các vấn đề tâm lý của người trưởng thành. Thậm chí, nhà tâm lý học hành vi nổi tiếng thế giới thời bấy giờ còn cảnh báo các bậc phụ huynh rằng: "Khi bạn cưng nựng các con của mình hãy nhớ rằng tình yêu của mẹ là một công cụ nguy hiểm".

John Broadus Watson (1878 – 1958) được coi là cha đẻ của ngành Tâm lý học hành vi (Behaviorism). Ông đạt được những thành tựu nghiên cứu to lớn nhưng đồng thời cũng nhận nhiều trỉ trích cho các thí nghiệm được đánh giá là "vô nhân đạo", "ác độc" của mình. Và một trong số những thí nghiệm bị chỉ trích gay gắt nhất chính là việc đem con mình ra thử nghiệm. John đã bất chấp tất cả hậu quả, thực hiện những thí nghiệm không cho con hưởng tình mẫu tử, kết quả là cả 3 đứa con của John đều mắc chứng trầm cảm. Người con trai lớn và con gái thứ hai tự tử, người con trai út trở thành vô gia cư.

Loạt thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử bị chỉ trích là vô nhân đạo nhưng lại đặt nền tảng cho phương pháp nuôi dạy con của cha mẹ hiện đại - Ảnh 1.

Sau quá trình nghiên cứu, John B. Watson đã đề xuất một lý thuyết gây tranh cãi gay gắt rằng "nhu cầu tình yêu của những đứa trẻ chính là thực phẩm, cứ cung cấp đủ đồ ăn cho chúng là được".

Bên cạnh đó, John cũng cho rằng, các bà mẹ không nên quá gần gũi với con bởi sự thân mật quá mức ấy sẽ cản trở sự phát triển của trẻ, khiến đứa trẻ sống phụ thuộc vào mẹ mà không thể tự đứng vững trên đôi chân của mình, và như vậy thì không thể thành người tài được.

John cũng cho ra mắt một cuốn sách với tựa đề: "Psychological Care Of Infant And Child" (Tạm dịch: Chăm sóc tâm lý cho trẻ sơ sinh và trẻ em). Nội dung cuốn sách ủng hộ cách nuôi dưỡng trẻ em bằng phương thức hành vi uốn nắn: "Phải huấn luyện và đào tạo con bạn như một cái máy".

Loạt thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử bị chỉ trích là vô nhân đạo nhưng lại đặt nền tảng cho phương pháp nuôi dạy con của cha mẹ hiện đại - Ảnh 2.
Loạt thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử bị chỉ trích là vô nhân đạo nhưng lại đặt nền tảng cho phương pháp nuôi dạy con của cha mẹ hiện đại - Ảnh 3.
Loạt thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử bị chỉ trích là vô nhân đạo nhưng lại đặt nền tảng cho phương pháp nuôi dạy con của cha mẹ hiện đại - Ảnh 4.

John Broadus Watson là tác giả của nhiều thí nghiệm nổi tiếng.

Ở trang 81-82 của cuốn sách ông viết: "Hãy để hành vi của bạn luôn khách quan và kiên định. Đừng bao giờ ôm và hôn chúng, đừng bao giờ để con ngồi vào lòng bạn. Nếu cần, hãy cho con một nụ hôn khi con nói chúc ngủ ngon. Bắt tay vào buổi sáng, cho chúng một cái vỗ nhẹ vào đầu nếu con làm tốt một nhiệm vụ khó khăn nào đó".

Thí nghiệm gây tranh cãi của nhà tâm lý học Harry Harlow

Nhiều người đồng thuận với lý thuyết của John B. Watson nhưng cũng không ít người nghi ngờ, trong số đó có nhà tâm lý học Harry Harlow. Để chứng minh điều ngược lại với kết luận của John, Harry đã đưa ra những bằng chứng phản biện.

Loạt thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử bị chỉ trích là vô nhân đạo nhưng lại đặt nền tảng cho phương pháp nuôi dạy con của cha mẹ hiện đại - Ảnh 5.

Nhà tâm lý học Harry Harlow.

Trong một loạt các thí nghiệm gây tranh cãi được thực hiện trong những năm 1960, nhà tâm lý học Harry Harlow đã chứng minh những tác động mạnh mẽ của tình yêu và đặc biệt là sự thiếu thốn tình yêu. Không thể làm thí nghiệm đối với con người, Harry dùng những con khỉ nhỏ làm thí nghiệm từ đó tiết lộ tầm quan trọng của tình yêu từ người chăm sóc đối với sự phát triển của một con người từ thời thơ ấu.

Các thí nghiệm của Harry thường phi đạo đức và tàn nhẫn đến kinh hoàng, nhưng chúng đã chứng minh những sự thật hiển nhiên và có tác động lớn đến sự hiểu biết của con người ngày nay về sự phát triển của trẻ em.

Ông đã thực hiện những thí nghiệm với khỉ raveus - loài khỉ thông minh có bộ gen khá giống với con người.

Theo đó, những con khỉ raveus sơ sinh đã bị tách ra khỏi mẹ của chúng và được nuôi trong môi trường phòng thí nghiệm, một số con được đặt trong các lồng riêng biệt cách xa hẳn những con khỉ khác. Trong sự cô lập, những con khỉ thể hiện hành vi băn khoăn, nhìn chằm chằm vô hồn, đi vòng quanh chuồng của chúng và thậm chí là tự ngược đãi bản thân. Khi những con khỉ bị cô lập được đưa vào với những con khác, chúng không còn có sự tương tác - nhiều con đã tự tách khỏi nhóm và một số thậm chí đã chết sau khi không chịu ăn.

Loạt thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử bị chỉ trích là vô nhân đạo nhưng lại đặt nền tảng cho phương pháp nuôi dạy con của cha mẹ hiện đại - Ảnh 6.

Ngay cả khi không bị cách ly hoàn toàn, những chú khỉ con được nuôi dưỡng mà không có mẹ cũng phát triển theo xu hướng tiêu cực. Dựa trên quan sát này, Harlow đã thiết kế thí nghiệm "Người mẹ thay thế" nổi tiếng và cũng gây tranh cãi gay gắt.

Trong nghiên cứu này, Harry đã tách những chú khỉ con từ mẹ của chúng và đặt vào lồng 2 bà mẹ thay thế vô tri vô giác: một con khỉ giả làm từ dây thép và gỗ, có bình sữa, con khỉ giả còn lại được bọc bằng cao su xốp và vải lông mềm nhưng không có bình sữa.

Kết quả, Harry phát hiện ra rằng những con khỉ sơ sinh đều chọn "mẹ vải lông mềm" không có bình sữa. Chỉ khi thấy đói, khỉ con mới đến với "mẹ dây thép" để ăn sữa, ngay khi no rồi, nó nhanh chóng quay trở lại trong vòng tay "mẹ vải lông mềm". Một số con khỉ thậm chí còn trèo lên mẹ lông mềm và với đầu sang "mẹ dây thép" để kiếm đồ ăn.

Thí nghiệm của Harry cũng cho thấy, khi phải đối mặt với những tình huống mới và đáng sợ, những con khỉ con cũng sẽ có phản xạ tìm kiếm chỗ nương tựa.

Loạt thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử bị chỉ trích là vô nhân đạo nhưng lại đặt nền tảng cho phương pháp nuôi dạy con của cha mẹ hiện đại - Ảnh 7.

Khỉ con chỉ bám lấy "bà mẹ lông mềm" mà không lại gần "mẹ dây thép".

Khi được đặt trong một môi trường mới lạ với một bà mẹ thay thế, những chú khỉ con sẽ khám phá khu vực này, chạy lại chỗ bà mẹ thay thế khi giật mình và sau đó mạo hiểm khám phá lại. Không có mẹ thay thế, những con khỉ chỉ biết sợ hãi, rúc vào một quả bóng hoặc mút ngón tay cái. Nếu một món đồ chơi gây tiếng ồn đe dọa được đặt trong lồng, con khỉ có mẹ thay thế ở bên sẽ khám phá và tấn công đồ chơi còn con khỉ ở một mình chỉ dám thu mình lại.

Từ đó, Harry đưa ra một khẳng định nổi tiếng rằng "tình yêu bắt nguồn từ sự tiếp xúc chứ không phải cho thức ăn là xong". Các bậc cha mẹ nếu muốn con cái lớn lên khỏe mạnh, không chỉ đơn giản là cho ăn uống no đủ mà còn phải dành cho con tình yêu thương.

Chưa dừng lại ở đó, Harry đã thực hiện một thí nghiệm khác để kiểm tra khả năng nuôi con của những con khỉ thiếu tình cảm của mẹ. Ông cho chúng giao phối với khỉ đực và kết quả là trong số 20 con khỉ cái từng phải sống thiếu mẹ thì có 7 con cắt dây rốn rồi bỏ rơi con của mình, 8 trong số chúng thường xuyên đánh con, 4 trong số chúng đã giết con một cách tàn nhẫn. Nói một cách ngắn gọn, chúng đã mất đi bản năng làm mẹ.

Loạt thí nghiệm tâm lý về tình mẫu tử bị chỉ trích là vô nhân đạo nhưng lại đặt nền tảng cho phương pháp nuôi dạy con của cha mẹ hiện đại - Ảnh 8.

Các bậc phụ huynh có thể rút ra điều gì từ những thí nghiệm bị cho là tàn nhẫn của Harry?

Sau một loạt những thử nghiệm của mình, chính nhà tâm lý học Harry đã đi đến 2 kết luận quan trọng rằng:

- Thứ nhất: Rèn cho trẻ tính độc lập không có nghĩa là "cô lập trẻ một cách tàn nhẫn, vô cảm". Trái lại, những đứa trẻ được cha mẹ dịu dàng ôm ấp, chăm sóc cẩn thận sẽ có đủ tự tin, bản lĩnh để rời xa mẹ và khám phá thế giới. Chúng trở nên độc lập và dễ thích nghi hơn với xã hội.

- Thứ hai: Nếu cha mẹ càng chăm sóc và yêu thương những đứa trẻ, chúng sẽ dễ dàng mở lòng và trở nên vui vẻ hơn. Trẻ càng ít được chú ý, chúng sẽ càng khép kín.

Thậm chí, để biết được những tác động của việc thiếu tình mẫu tử, Harry đã tiếp tục làm thêm 1 thí nghiệm nữa. Ông tách những con khỉ mới sinh khỏi mẹ nào trong vòng 3 tháng. Sau đó ông lại cho hai bà mẹ giả là "mẹ vải lông mềm" và "mẹ dây thép" vào, kết quả chúng không đi đến bất kỳ bà mẹ nào. Thậm chí, những con khỉ này không thể hòa nhập với những con khỉ khác khi chúng lớn lên. Chúng rất nhút nhát và rất sợ những con khỉ khác. Chúng cũng tự hại mình và luôn tỏ ra hung dữ.

Từ đó, Harry rút ra kết luận rằng khỉ con bị tách khỏi mẹ trong những ngày tháng đầu đời sẽ bị tổn thương khó khắc phục được. Kể cả khi chúng được trở lại bên mẹ thì chúng cũng không còn phát triển bình thường được nữa. Tương tự, con người cũng vậy, 6 tháng đầu đời của một đứa trẻ là giai đoạn quan trọng nhất để gắn kết tình mẫu tử. Đừng bao giờ cố tách khỏi con trong những ngày tháng con cần mẹ nhất.

Cuối cùng, Harry đã làm một thí nghiệm rất tàn khốc, được gọi là "Hố tuyệt vọng". Đó là một cái hố tối tăm mà khi bị thả xuống đó, những chú khỉ con không thể leo lên được. Sau 2 năm những con khỉ đều bị trầm cảm.

Các thí nghiệm của Harlow gây tranh cãi nhưng cũng là bằng chứng không thể phủ nhận rằng tình yêu của mẹ là "yếu tố sống còn" cho sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ. Ông đã chứng minh cho người ta thấy những tác động tiêu cực lâu dài đến tâm lý và cảm xúc, thậm chí là cái chết nếu con trẻ thiếu đi tình mẫu tử.

Trong khi những nghiên cứu và thí nghiệm của nhà tâm lý học Harry Harlow đều đạt được thành công nhất định và là tiền đề cho vô số nghiên cứu về tình yêu, tình cảm và các mối quan hệ giữa các cá nhân, thì chính cuộc sống của ông lại gặp vấn đề.

Sau khi vợ ông mắc bệnh nan y khó chữa, ông bắt đầu nghiện rượu và rơi vào trầm cảm, cuối cùng là xa lánh cả chính những đứa con của mình. Bất chấp những biến cố trong cuộc sống riêng tư, di sản mà Harlow để lại đã cho thế hệ sau thấy tầm quan trọng của tình mẫu tử đối với sự phát triển của những đứa trẻ.

(Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày