Nhiều năm trở lại đây, CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) trở thành từ khóa quen thuộc khi nói về hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam và toàn thế giới. Bước ra khỏi cái bóng của việc lăng xê hình ảnh hay câu chuyện “làm thương hiệu”, doanh nghiệp Việt đã thực sự coi mình là một dòng chảy trong xã hội và đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết.
Năm 2020 có thể coi là 1 năm khó khăn đối với các doanh nghiệp khi sự xuất hiện của đại dịch làm đảo lộn cuộc sống khiến tất cả rơi vào trạng thái bấp bênh, không chắc chắn hay thậm chí trên bờ vực đóng cửa. Thế nhưng, tựa như 1 phép màu đến từ sự tử tế và giấc mơ lan tỏa những điều đẹp đẽ trong xã hội của các doanh nghiệp Việt, loạt dự án ý nghĩa đem lại lợi ích, trở thành cảm hứng sống cho mọi người đã ra đời. Và khi nhìn vào đó chúng ta có thể mỉm cười tin rằng: Điều kỳ diệu vẫn đang tồn tại khiến cuộc sống ngày một trở nên tốt đẹp hơn.
Khi Covid-19 bắt đầu có những diễn biến phức tạp, Bộ Y tế nhanh chóng triển khai hợp tác cùng Quỹ Unilever Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch bệnh với chương trình mang tên “Vững Vàng Việt Nam”. Theo đó, Unilever cam kết hỗ trợ 50 tỷ đồng thông qua các chương trình hợp tác với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo với mục tiêu nâng cao điều kiện vệ sinh và bảo vệ sức khỏe người dân trong mùa dịch.
Trong tháng 4/2020, hơn 550 tấn sản phẩm vệ sinh diệt khuẩn từ các nhãn hàng Lifebuoy, VIM, P/S, Sunlight, OMO, Knorr, Clear, CIF, PureIt đã lập tức được đưa đến tận tay người dân ở 610 điểm nóng như bệnh viện tuyến đầu, khu cách ly, bệnh viện dã chiến, xây dựng trạm rửa tay dã chiến nơi công cộng và 3000 trường học trên 32 tỉnh thành nguy cơ cao trên cả nước. Các sản phẩm này đã phục vụ hơn 2 triệu người ở tuyến đầu đặc biệt là y tá, bác sĩ, tình nguyện viên, bệnh nhân, người đang cách ly và các em học sinh, giúp họ chăm sóc sức khỏe, nâng cao vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống để phòng chống dịch bệnh.
Không dừng lại ở việc trao tặng sản phẩm, Unilever VN đã cùng Bộ y tế triển khai chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng để kiểm soát tiến tới “chung sống an toàn” với dịch bệnh. Chiến dịch nhằm tuyên truyền để người dân duy trì các biện pháp an toàn sức khoẻ, lối sống vệ sinh, quyết tâm bảo vệ những thành quả mà Việt Nam không dễ dàng đạt được và từng bước thích nghi để sẵn sàng cho một thực tiễn bình thường mới. Với chương trình "Vững Vàng Việt Nam", Unilever luôn luôn mong muốn có thể mang đến cho cộng đồng sự an tâm và lòng tin để cùng nhau vượt qua đại dịch.
Cũng trong mùa dịch, để hỗ trợ kịp thời cho những người nghèo, không có nguồn thu nhập trong thời gian cách ly toàn xã hội, loạt "siêu thị 0 đồng" đã xuất hiện tại Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước với đầy đủ các mặt hàng thiết yếu như gạo, trứng, dầu ăn, quần áo,...
Tại siêu thị này, mỗi người sẽ được đi mua sắm 0 đồng 2 lần/tháng. Mọi thực phẩm đều có giá thực tế từ vài nghìn đến vài chục nghìn, nhưng khi được "bán" tại đây tất cả đều có giá 0 đồng để bà con ai đang gặp khó khăn có thể đến "mua" và thứ duy nhất họ cần phải "trả" đó là niềm tin kèm một nụ cười. Cứ như vậy, tình người được được gửi gắm qua từng gói thực phẩm khiến nhiều bà con xúc động.
"Mừng lắm, tôi mừng lắm... Thật sự mà nói trong đợt dịch này Đảng và Nhà nước mình sáng suốt, rồi kế tiếp các y bác sĩ, công an, dân quân, tình nguyện viên,... đã ngày đêm vất vả chống dịch. Kế tiếp nữa là các doanh nghiệp đã cùng đồng hành giúp đỡ người dân vượt qua dịch bệnh, không có nước nào mà như nước mình, tốt lắm, tôi xúc động, biết ơn lắm", chia sẻ đầy xúc động của một chú xe ôm được tình nguyện viên giúp đỡ di chuyển lúc đi nhận thực phẩm 0 đồng.
ATM gạo là chiếc máy nhân văn dành tặng cho những người khó khăn trong những ngày cách ly xã hội để họ có thể vững lòng vượt qua những mùa dịch Covid-19. “Cha đẻ” của chiếc máy này là anh Hoàng Tuấn Anh - CEO PHGLock Việt Nam.
Cấu tạo mỗi chiếc ATM gạo gồm một bồn chứa được đặt trên mái nhà và hệ thống ống dẫn. Trụ máy đặt trên vỉa hè kết nối với một nút ấn để mỗi lần bấm gạo sẽ chảy ra khoảng 1,5kg. Trong mùa dịch, trước khi đứng vào hàng, người nhận sẽ cởi nón, đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn tại khu vực ngoài, sau đó được tình nguyện viên hướng dẫn đứng chờ ở vị trí đảm bảo khoảng cách an toàn.
Xuất hiện đầu tiên tại địa chỉ 204B đường Vườn Lài, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, “máy ATM” phát gạo từ thiện dành cho người nghèo hiện nay đã lan tỏa khắp cả nước. Nhờ chiếc máy này gạo đã chảy về nồi cơm của nhiều người nghèo, người bán vé số, người lang thang cơ nhỡ trên địa bàn giúp họ cảm thấy ấm lòng hơn trong mùa dịch.
Về chương trình "Vững Vàng Việt Nam” là chương trình do Unilever cùng với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp thực hiện. Với tổng giá trị hỗ trợ hơn 50 tỷ đồng, Unilever đã đồng hành cùng Bộ Y tế xây dựng chương trình nâng cao ý thức cộng đồng, tăng cường thói quen vệ sinh của người Việt để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 và một số bệnh lây nhiễm khác. Công ty còn trao tặng hơn 550 tấn sản phẩm nhằm hỗ trợ cho hơn 1,6 triệu người tại 3.000 bệnh viện, trường học và các khu cách ly, đặc biệt là các bác sĩ, y tá, giáo viên và tình nguyện viên ở tuyến đầu chống dịch. Gói tài trợ này bao gồm các sản phẩm chăm sóc và vệ sinh cá nhân như Lifebuoy, Clear, P/S và Closeup; sản phẩm vệ sinh gia đình như Vim, Cif, Sunlight, OMO, Comfort; và các sản phẩm thực phẩm từ nhãn hàng Knorr và Lipton.
Bên cạnh đó, Unilever tiếp tục lắp đặt các trạm rửa tay dã chiến Lifebuoy tại các thành phố lớn nhằm hỗ trợ hơn 3 triệu người Việt Nam duy trì thói quen rửa tay với xà phòng phòng chống dịch bệnh. Công ty còn tài trợ máy lọc nước Pureit cho các bệnh viện dã chiến, trường học và hộ gia đình, góp phần mang đến nguồn nước sạch cho hơn 5 triệu người trên toàn quốc. Về Unilever Việt Nam Unilever Việt Nam là một trong những doanh nghiệp thành công nhất trong ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam, với hơn 35 triệu sản phẩm được phân phối đến tay và sử dụng bởi người tiêu dùng trên toàn quốc.
Unilever Việt Nam đã nỗ lực mang đến những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Việt Nam trong suốt 25 năm qua.