Loài sinh vật này có thể sống nhăn ở trong môi trường lưu huỳnh độc hại

VyKa, Theo Trí Thức Trẻ 10:52 10/06/2016

Các nhà khoa học vô cùng bất ngờ khi phát hiện loài sinh vật này vẫn sống tốt và sinh sôi nảy nở trong môi trường độc hại.

Sâu dưới lòng đất, bên trong một hang động chứa toàn khí lưu huỳnh độc hại ở Colorado, các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra một loài sinh vật mới.

Nhận xét sơ bộ, đây là một loài sâu mới, có màu đỏ, rất sợ ánh sáng, phát triển nhanh trong bóng tối, trong môi trường lưu huỳnh - thứ có thể giết một người chỉ trong chốc lát.

Loài sinh vật này có thể sống nhăn ở trong môi trường lưu huỳnh độc hại - Ảnh 1.

Nhà sinh vật học David Steinmann đã mất hơn 1.000 giờ làm việc trong phòng thí nghiệm trước khi chính thức công nhận đây là một loài mới.

Ông đặt tên cho loài sinh vật được tìm thấy ở Steamboat Springs Colorado này là Limnodrilus sulphurensis.

Loài sinh vật này có thể sống nhăn ở trong môi trường lưu huỳnh độc hại - Ảnh 2.

Cá thể sâu này dài 2,5cm, thân mỏng như một chiếc bút chì, bám chặt lấy nhau như một búi và nằm rải rác xung quanh các bức tường trong hang động.

Được biết, thân của Limnodrilus sulphurensis có màu trong suốt, phần màu đỏ chính là máu của chúng.

Loài sinh vật này có thể sống nhăn ở trong môi trường lưu huỳnh độc hại - Ảnh 3.

Tuy nhiên, điều khiến các nhà khoa học bất ngờ nhất chính là chúng có thể sống hoàn toàn khỏe mạnh trong môi trường khí lưu huỳnh độc hại mà không hề hấn gì.

Nhà sinh vật học David Steinmann lý giải rằng, Limnodrilus sulphurensis tồn tại bằng cách ăn vi khuẩn lưu huỳnh oxy hóa. Trong hang động cũng tồn tại một hệ sinh thái với nhện, ruồi, bọ cánh cứng, và nhiều côn trùng khác...

Để có thể thám hiểm hang động này, các chuyên gia đã phải trang bị rất nhiều như mặc quần áo bảo hộ dày, đeo mặt nạ dưỡng khí... bởi không gian này có thể khiến họ bị ngộ độc nhanh chóng.

Loài sinh vật này có thể sống nhăn ở trong môi trường lưu huỳnh độc hại - Ảnh 4.

Nhà sinh vật học Olav Giere từ Đại học Hamburg ở Đức chia sẻ rằng, mức độ hydrogen sulphide trong hang động này cao hơn gấp 10 lần với mức đo được ở miệng núi lửa. Người ta cho rằng, lưu huỳnh đến từ chất hữu cơ bị mắc kẹt trong mỏ đá trầm tích trong hang động.

Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm hiểu cơ chế nào khiến cho loài sinh vật này có thể sống sót và sinh sôi nảy nở nhiều như vậy trong bầu không khí độc hại này.

Nguồn: NationalGeographic, Sciencealert