Tiêu điểm sự kiện
16:25 ngày 10/05/2019
Q&A 5: Rủi ro khi lựa chọn ngành theo đam mê?
Chị Phương Thuý: Phụ huynh khi chọn ngành cũng muốn ngành nào con ra trường có việc làm tốt. Lựa chọn công việc có sẵn đầu ra cũng có những rủi như việc người quen giới thiệu thì đó không phải thế mạnh, không mang lại sự hạnh phúc khi đi làm. Đam mê là bệ phóng, nền tảng, đảm bảo cho bạn công việc phù hợp, mang lại cho bạn đủ năng lượng để thành công.
Thầy Chris: Xã hội thay đổi từng giờ, từng ngành, công việc mà bạn đang nghĩ là nó tốt sau này có thể biến mất, bị thay thế. Việc tìm kiếm ngành theo đam mê sẽ phát triển nó nhanh chóng, dễ dàng, hình thành được bộ kỹ năng dù sao thế giới thay đổi như thế nào bạn vẫn thích ứng được.
Hãy luôn tin vào bản thân mình, cố gắng trở thành phiên bản tốt nhất của mình, đừng nghĩ đến sự an toàn!
Chị Hồng Hạnh: Nếu nghĩ theo đam mê là mạo hiểm thì đó chỉ là đam mê mù quáng. Nếu có nền tảng, kế hoạch, chiến lược để theo đuổi đam mê thì không hề có rủi ro như thế nào.
Bạn Đức Anh: Mình không theo đuổi đam mê mù quáng. Đam mê dựa theo 2 ý, thứ nhất là bạn yêu thích nó, thứ 2 là xã hội cần bạn và bạn tạo ra giá trị.
16:20 ngày 10/05/2019
Q&A 04: Chọn ngành hay chọn trường trước?
Bạn Đức Anh: Nếu chọn 1 trong hay thì sẽ chọn ngành trước chọn trường nhưng có một thứ quan trọng hơn đó là kỹ năng. Trước khi chọn trường, chọn ngành, hãy xem mình giỏi gì, ráp chúng lại với nhau để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Xây dựng cho mình một bộ kỹ năng để thích ứng với mọi thứ.
16:18 ngày 10/05/2019
Q&A 03: Khác biệt lớn nhất trong cách dạy giữa BUV và cách học truyền thống là ở đâu?
Thầy Chris: BUV không theo lối truyền thống và giáo viên nói và sinh viên nghe. Chúng tôi đồng hành cùng sinh viên, hỗ trợ họ phát triển, họ luôn được cập nhật thông tin, được trả lời khúc mắc, sẵn sàng cho mọi sự thay đổi trong thời đại này.
BUV nhìn nhận vấn đề thất bại của sinh viên là một điểm tích cực để cả thiện, rút ra kinh nghiệm, trưởng thành hơn. Sinh viên BUV không ngại thất bại, không ngại thử nghiệm cái mới để tiến tới giới hạn của bản thân.
16:10 ngày 10/05/2019
Q&A 02: Vừa học một ngành hot, vừa làm đam mê tay trái có được không?
Chị Phương Thuý: Làm như vậy sẽ tốn rất nhiều công sức, tiền bạc vì theo đuổi 2 thứ cùng một lúc. Suy nghĩ này nhiều năm về trước có thể phù hợp nhưng bây giờ thì không. Một ngành bạn chọn bây giờ hot nhưng liệu vài ba năm sau còn hot hay không? Làm việc với đúng đam mê, sở trường mới là điều tốt nhất.
Chị Hồng Hạnh: Nếu làm song song hai việc thì có chắc làm tốt cả hai hay không? Ngành hot thường cạnh tranh rất nhiều, liệu có thể học tốt trên lớp hay không, khi ra trường đi làm bị phân tâm với cơm áo, gạo tiền còn đủ sức và thời gian theo đuổi đam mê hay không?
Phương án tốt nhất là cố gắng theo đuổi đam mê của mình trước. Nếu gặp khó khăn trong việc thuyết phục gia đình thì nên chọn ngành hot còn không hãy lựa chọn đam mê. Thuyết phục bố mẹ cũng cần có chiến lược cụ thể, có thời gian, nhẫn nại.
16:10 ngày 10/05/2019
Q&A 01: Chuyên ngành Thiết kế và Lập trình Game tại BUV
Thầy Chris: Đây là không phải ngành để chơi game mà để sáng tạo ra những tựa game cho riêng mình. Khi học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng, làm việc với các phần mềm để bước vào thế giới lập trình game chuyên nghiệp. Ngoài những kỹ năng chuyên ngành, sinh viên cũng được cung cấp những kỹ năng mềm khác.
Nếu được học ngành này tại BUV, ra trường các bạn không chỉ đơn thuần ở mức khởi đầu mà có thể đóng góp ngay vào sự phát triển của các công ty game hàng đầu thế giới. Thậm chí, khi đủ kỹ năng, các bạn có thể làm các lĩnh vực khác nhau như Trí tuệ nhân tạo, hạy tạo ra tự game cho mình để kiếm được hàng triệu USD.
15:50 ngày 10/05/2019
Sinh viên BUV tạo ra môi trường học tập mở như thế nào?
Chị Hồng Hạnh: Để có được đam mê không phải là câu chuyện ngày 1, ngày 2 mà đó là quá trình trải nghiệm, nuôi dưỡng từng ngày và tiến đến thành công.
Học sinh, sinh viên Việt Nam không được tạo cơ hội để phát hiện đam mê của chính mình. Cha mẹ không phải ai cũng đủ tâm lý để hiểu con, trường học cũng không phải nơi nào cũng đủ tư duy tân tiến để tạo ra môi trường cho các em hiểu rõ bản thân mình.
BUV luôn tìm hiểu xem học sinh thích gì, mong muốn gì để đưa ra tư vấn tốt nhất, vào được môi trường tốt nhất để phát triển nền tảng đang có. Vào BUV, sinh viên tìm thấy nhiều hoạt động, cơ hội mà ở thời cấp 3 họ chưa có cơ hội trải nghiệm, ví dụ như các CLB Kinh doanh, Khởi nghiệp, CLB về sở thích, năng khiếu, thể thao...
Cơ hội thực tập mà BUV mang đến cũng là thời gian sinh viên thử nghiệm để xem phù hợp với môi trường nào.
Tại BUV, sinh viên cũng có nhiều lựa chọn khác nhau về chuyên ngành, về Quản trị Kinh doanh Quốc tế, Marketing, Ứng dụng nghệ thuật đương đại, Công nghệ, Kế toán... Năm 2019, BUV sẽ đưa thêm chuyên ngành An ninh mạng và Điện toán đám mây về an ninh.
15:34 ngày 10/05/2019
Gia đình, nhà trường hỗ trợ học sinh tìm kiếm, nuôi dưỡng đam mê như thế nào?
Chị Phương Thuý: Gia đình phải quan sát, lắng nghe, luôn động viên, đồng hành cùng con trong việc tìm kiếm, nuôi dưỡng và hình thành đam mê.
Thầy Chris: BUV nhìn nhận mỗi sinh viên là một câu chuyện khác nhau, có mục tiêu phát triển riêng, BUV tôn trọng và xây dựng lộ trình riêng cho từng bạn.
Kinh nghiệm thực tế là điều quan trọng giúp sinh viên theo đuổi đam mê của mình. Tại BUV, sinh viên sẽ trải qua 5 kỳ thực tập khác nhau từ các tập đoàn đa quốc gia, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân... là nơi các bạn tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng, quan hệ rất hữu ích sau này.
Hơn 870 hội thực tập khác nhau dành riêng cho sinh viên BUV đến từ nhiều công ty khác nhau từ Hà Nội, Sài Gòn hay thậm chí nước ngoài.
BUV tin rằng, việc học ở trường không còn như ngày xưa, sinh viên cần nhiều thứ liên quan đến cơ sở vật chất để phát triển toàn diện.
Những dịch vụ hỗ trợ ngoài mà sinh viên BUV nhận được như ngoài việc học hoàn toàn bằng Tiếng Anh, còn được chọn lựa chọn tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn...
Thứ 5 hàng tuần, sinh viên BUV còn được massage miễn phí bởi các chuyên gia trị liệu hàng đầu.
Việc học tại BUV không phải là giảng dạy - học tập mà đó là sự đồng hành, hỗ trợ cũng nhau để đạt được mục tiêu đó.
15:23 ngày 10/05/2019
Khi học đúng ngành mà mình đam mê, chúng ta sẽ nhận được điều gì?
Thầy Chris: Để tìm một công việc, không nhất thiết là đam mê nhưng để cần một sự nghiệp lâu dài, chắc chắn cần phải có đam mê. Nếu làm một công việc mình thích, học một ngành mình yêu sẽ làm được tốt nhất. Phải thử nghiệm thì mới biết đó có phải là đam mê của mình hay không. Khi thử nghiệm chắc chắn có thất bại, nhưng đó là điểm tích cực để sửa đổi, thay đổi bản thân.
Đam mê có thể đến và đi, người dũng cảm nhất là người nhìn lại xem đam mê ban đầu còn với mình không. Khi đam mê cũ không còn, chúng ta có dám thay đổi không?
Chị Phương Thuý: Chỉ có đam mê người ta mới sẵn sàng làm mọi thứ với nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Chị Hồng Hạnh: Nếu bạn yêu thích công việc tức là bạn không phải làm một ngày nào trong cuộc đời.
Nếu bạn chọn được một ngành nghề, có niềm đam mê với nó thì thành công chắc chắn đến với bạn. Sinh viên ở BUV thường là những bạn chọn được ngành mình đam mê, chọn được nơi đặt tình yêu của mình.
Chọn ngành, chọn nghề phải cân nhắc nhiều yếu tố: Nhu cầu thị trường, Năng lực bản thân, Sở thích, Kinh tế gia đình, Định hướng tương lai. Nhưng tình yêu và niềm đam mê quyết định bạn thành công hay không và thành công đó có lâu bền hay không? Niềm đam mê như một nền móng để mình xây tất cả trên đấy một cách bền vững.
15:17 ngày 10/05/2019
Talk cùng bạn Đức Anh, sinh viên năm thứ 2 ngành Quản trị Marketing, Đại học Anh Quốc
MC: Bạn là người đã có kinh nghiệm thực tế trong việc lựa chọn môi trường học tập. Bạn đã từng học một trường Đại học ở Việt Nam, sau đó thì chuyển sang học tập tại BUV. Sự khác biệt trong trải nghiệm của bạn giữa 2 môi trường này là như thế nào? Có nhiều bạn khi mà quyết định chọn trường rồi thì kể cả cảm thấy không phù hợp vẫn hơi lo lắng, không dám thay đổi đôi khi vì sợ, vì ngại. Bạn có lời khuyên nào dành cho các bạn ấy hay không?
Đức Anh: Hồi cấp 3, khi chọn trường, mình nghe theo từ rất nhiều phía cả gia đình lẫn bạn bè. Nhưng áp lực lớn nhất chính là từ phía bạn bè vì ai cũng chọn trường điểm cao, mình cũng không muốn thua kém ai. Mình đã chọn trường dựa theo câu hỏi là trường nào mình thi được chứ không phải trường nào mình thích.
15:07 ngày 10/05/2019
Talk cùng ông Chris Jeffery, Giám đốc Học vụ tại BUV
Học sinh Việt Nam có nhiều lợi thế về kỹ năng Toán học tuy vậy họ không được trang bị nhiều kỹ năng mềm. Khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế cũng bị thiệt thòi hơn sinh viên Anh Quốc.
Khi thầy 18 tuổi, gia đình tổ chức sinh nhật và nói rằng: Tạm biệt - nghĩa là lúc đó gia đình đã cho thầy quyền tự quyết định đời mình.
Ông Chris chia sẻ rằng sinh viên Việt Nam có nhiều thiệt thòi hơn sinh viên ở nước ngoài, họ không có sự tự lập từ sớm, không tự đưa ra ý kiến của mình hoặc chọn ngành nghề dựa trên sự tư vấn tổng hợp của quá nhiều người.
15:04 ngày 10/05/2019
Talk cùng chị Võ Hồng Hạnh - Giám đốc Tuyển sinh và Hợp tác - Đại học Anh Quốc Việt Nam
MC: Chị Hạnh là người đã tiếp xúc rất nhiều với các bạn sinh viên đang học tập tại BUV, và chắc chắn hơn ai hết, chị Hạnh hiểu được phòng tuyển sinh nhà trường đã và đang nỗ lực như thế nào để giúp các bạn học sinh có được một môi trường phát triển bản thân tốt nhất. Chị có thể chia sẻ về các hoạt động của phòng tuyển sinh tại BUV không ạ?
Chị Võ Hồng Hạnh: Tôi rất thương các bạn học sinh Việt Nam vì chịu từ nhiều áp lực, đến từ gia đình, xã hội, họ hàng, ganh đua với bạn bè và chính bản thân mỗi bạn. Bước chuyển quan trọng trong cuộc đời từ THPT lên Đại học là bước tiến dài, quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.
Khi học sinh đưa ra lựa chọn đó, hầu như các em không có được sự tư vấn kỹ càng, chọn ngành sai, dẫn đến việc đi làm những nghề không thích, ảnh hưởng đến tương lai và cuộc sống sau này.
15:01 ngày 10/05/2019
Talk cùng cô Trịnh Phương Thúy, Phụ huynh học sinh, cán bộ Viettin Bank
MC: Con thấy ở Việt Nam mình, bố mẹ thường hướng cho con cái theo ngành học mà họ mong muốn. Còn với cô thì việc để con mình theo đuổi ngành học mà mình yêu thích đã làm thay đổi cách nhìn về việc áp đặt việc học tập lên con cái của mình như thế nào? Cô có thể chia sẻ về cảm nhận của cô khi con mình đang được học cái bạn ấy đam mê chứ ạ?
Cô Phương Thuý: Khó khăn nhất với phụ huynh là lựa chọn trường cho con, phải lựa chọn rất kỹ. Gia đình có 3 đời làm Ngân hàng nên trước đó tôi đã có mong muốn cho con theo ngành này. Con tôi đã đăng ký ngành Tài chính Ngân hàng tại BUV. Tuy nhiên, điều may mắn nhất mà BUV mang lại chính là cho con tôi cơ hội được thực tập trước khi chọn xem ngành đó có phù hợp hay không? Con đã kịp thời thay đổi, nói lên nguyện vọng của mình để đổi ngành phù hợp.
14:52 ngày 10/05/2019
Video phỏng vấn 3-5 bạn học sinh về việc các bạn học sinh đã/chưa lựa chọn trường đại học/ngành học. Các bạn có đủ hiểu biết và tự tin với lựa chọn của mình không? Có lo lắng và băn khoăn về lựa chọn đó không?
14:50 ngày 10/05/2019
MC công bố mini game thứ 2 và giải thưởng
Gồm 50 phần thưởng, mỗi phần bao gồm 01 voucher giảm 250.000VND phí thi IELTS tại BUV và 1 bình nước BUV.
Để dành được giải thưởng này, các bạn cần like fanpage của BUV, like và share livestream này về trang facebook cá nhân và để ở chế độ công khai, sau đó chụp màn hình gửi về BUV fanpage.
Thời gian nhận chụp màn hình là từ 15:15.
50 bạn gửi hình ảnh chụp màn hình sớm nhất qua BUV fanpage tính từ 15:15 sẽ nhận được giải thưởng.
14:48 ngày 10/05/2019
MC công bố mini game thứ nhất và giải thưởng
Giải nhất: 1 thẻ học IELTS tại BUV trị giá lên tới 20 triệu đồng
Giải nhì: 1 thẻ học IELTS tại BUV trị giá 10 triệu đồng
Giải ba: 1 thẻ học IELTS tại BUV trị giá 5 triệu đồng
3 vị khán giả nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất theo thứ tự thông qua việc nhắn tin inbox qua fanpage trên Facebook của trường ĐH Anh Quốc Việt Nam sẽ nhận được giải thưởng. Câu trả lời hợp lệ là câu trả lời qua BUV fanpage vào khung thời gian chúng tôi mở cổng nhận đáp án. Thời gian mở cổng sẽ được công bố ngay sau khi kết thúc chương trình. Câu hỏi:
1. Kể tên các loại phòng học tại BUV cơ sở Ecopark
2. Trong năm 2018 có bao nhiêu cơ hội thực tập được gửi đến sinh viên BUV?
14:47 ngày 10/05/2019
MC giới thiệu khách mời tham gia
- Ông Chris Jeffery - Giám đốc học vụ - Đại học Anh Quốc Việt Nam
- Chị Võ Hồng Hạnh - Giám đốc Tuyển sinh và Hợp tác - Đại học Anh Quốc Việt Nam
- Anh Phan Anh Tuấn - Phó Giám đốc Tuyển sinh và Hợp tác - Đại học Anh Quốc Việt Nam
- Cô Trịnh Phương Thúy - Phụ huynh học sinh, cán bộ Viettin Bank
- Bạn Đức Anh - sinh viên năm thứ 2 ngành Quản trị Marketing, Đại học Anh Quốc