"Ôi một bộ phim cute như thế này mà sao chẳng thấy ai gợi ý, review trong mấy group phim ảnh nhỉ?" là điều đầu tiên bật ra trong đầu sau khi tôi xem xong Little Miss Period đấy.
Little Miss Period chính là đáp án cho câu hỏi này đấy! Phim được chuyển thể từ bộ truyện tranh Little Miss P của tác giả Ken Koyama. Trong truyện tranh, nhân vật Seiri-chan (tiểu thư kinh nguyệt) sẽ tung một cú đấm vào bụng khiến các cô gái nằm bẹp dí… vì đau. Sau đó, Seiri-chan dùng một kim tiêm để lấy máu ra khỏi người "bạn thân".
Nếu có người đàn ông nào không cảm thông cho bạn thân của tiểu thư trong khoảng thời gian này, Seiri-chan cũng sẽ tung cú đấm làm cho anh ta phải chịu đau đớn để thấu hiểu những gì phụ nữ phải trải qua trong những ngày đèn đỏ.
Phiên bản điện ảnh vẫn giữ nguyên hình tượng nàng tiểu thư kinh nguyệt này và tập trung vào cuộc sống của Aoko - Một cô biên tập viên trong công ty xuất bản, luôn bị sếp nam la mắng khi đến "ngày đèn đỏ".
Trong những khoảnh khắc như vậy, Seiri-chan vừa là thủ phạm khiến Aoko bị… sếp chửi, vừa là người bạn bạn duy nhất có thể thấu hiểu được trạng thái mỏi mệt, thiếu ngủ, lờ đờ của Aoko.
Bằng cách nhân hóa kỳ kinh nguyệt, bộ phim khiến khán giả cười "sái quai hàm" ở những phân cảnh Seri-chan bất ngờ xuất hiện khiến Aoko và cả những cô gái khác bị… đứng hình. Muôn sự tréo ngoe xảy đến khi người này đang chuẩn bị đi gặp bạn trai, người kia đang đứng thuyết trình,...
Little Miss Period khép lại bằng hình ảnh những cô gái trong phim ôm chầm lấy Seri-chan và gửi tới "tiểu thư kinh nguyệt" 1 lời xin lỗi vì đã… chửi rủa nàng mỗi tháng. Cũng từ sau chiếc ôm ấy, Seri-chan không còn bất thình lình xuất hiện hay dùng kim tiêm lấy máu của "bạn thân" một cách thô bạo nữa.
Nếu coi kinh nguyệt là một người bạn thân, chúng ta sẽ luôn có cách để sống hòa thuận với cô nàng tiểu thư này. Đây chính là thông điệp của Little Miss Period.
Sau khi Little Miss Period công chiếu vào năm 2019 tại Nhật Bản, nhiều chuyên gia cho rằng bộ phim giúp mở ra một "chân trời mới" trong nhận thức của nhiều người, đặc biệt là nam giới, khi nhắc tới vấn đề kinh nguyệt.
Nhiều người đàn ông Nhật Bản đã thú nhận họ không hề biết phụ nữ sẽ gặp những khó khăn như vậy khi có kinh nguyệt, cho tới khi xem Little Miss Period.
Minori Kitahara - Một nhà văn ủng hộ nữ quyền, hoan nghênh những nỗ lực phá bỏ định kiến về kinh nguyệt của bộ phim, nhưng cũng bày tỏ lo ngại rằng cách hình tượng hóa kỳ kinh nguyệt như vậy có thể khiến mọi người người lầm tưởng rằng đó là một show hài kịch.
Minori Kitahara
Dù các chuyên gia có nhiều phản hồi trái chiều xoay quanh việc bộ phim nhân hóa kỳ kinh nguyệt, đây có lẽ là bộ phim mà tất cả chúng ta đều nên xem đó bạn ơi.
Con gái hãy xem để biết cách chung sống hòa thuận hơn với "tiểu thư kinh nguyệt" trong mình.
Con trai hãy xem để biết thương và cảm thông hơn cho những người phụ nữ quanh bạn mỗi khi họ "tới tháng". Đó sẽ chẳng phải ai xa lạ đâu, chính là mẹ, chị gái/em gái và bạn gái của bạn đấy!