Liệu "The Greatest Showman" có thực sự là bậc thầy của những giấc mơ vĩ đại nhất?

Ngọc King, Theo Trí Thức Trẻ 18:10 30/12/2017

Mở màn của "The Greatest Showman" tự tin tới mức người ta phải mổ xẻ tính xác thực của câu tuyên bố trên.

Câu thoại đầu tiên trong The Greatest Showman mà Hugh Jackman – trong vai ông bầu sô rạp xiếc P.T. Barnum rằng là "Thưa quý ông và quý bà, đây là khoảnh khắc mà các vị chờ đợi." Đáng khen cho sự tự tin của Jackman, khi vẫy tay qua đám khán giả nửa hiếu kỳ nửa phấn khích. "Đây là chương trình tuyệt vời nhất!". Câu hỏi là: Thật không đó?

Liệu The Greatest Showman có thực sự là bậc thầy của những giấc mơ vĩ đại nhất? - Ảnh 1.

Liệu âm nhạc của Jackman có thực sự chạm đến trái tim người xem? Để trả lời câu hỏi đó, ta hãy khám phá mọi khía cạnh của bộ phim, từ âm nhạc đến câu chuyện, từ tạo hình đến nhân vật. Độc giả, đây là khoảnh khắc mà các vị chờ đợi.

Đây có phải là phim ca nhạc xuất sắc nhất của Hugh Jackman?

Không thể phủ nhận The Greatest Showman là dự án tâm huyết của Jackman, nhưng nếu so với Les Miserables thì có lẽ vẫn chưa phải là phim ca nhạc xuất sắc nhất (chưa kể đến chuyện trong Les Miserables chú Hugh còn phải gánh cho cả bác Russell Crowe người gần như tắc tị trong khoản hát hò).

Với phim này, một lần nữa Jackman tiếp tục khẳng định tài năng thanh nhạc của mình, tuy nhiên để là phim ca nhạc hay nhất thì Barnum còn phải cố gắng hơn nữa.

Phần lời nhạc thì sao?

Từ nhạc sĩ Benj Pasek và Justin Paul những người góp phần làm nên La La Land, phần lời nhạc cho The Greatest Showman đáng buồn thay lại được lấp đầy bằng những ca từ nông cạn và sến lụa không khác là bao so với những bài hát nhạc pop đang nhan nhản thị trường.

Liệu The Greatest Showman có thực sự là bậc thầy của những giấc mơ vĩ đại nhất? - Ảnh 2.

Nếu so với câu chuyện một ngày nắng đẹp ở LA hay thành phố đầy sao thì lời thoại bài hát gốc của Greatest Showman không có cái đặc sắc của một câu chuyện và dễ dàng bị khán giả quên lãng.

Nhưng mà ít nhất thì phần nhạc cũng ổn chứ?

Phần nhạc của Greatest Showman đúng là khá bắt tai với khán giả đại chúng khi phần lớn trong số đó thuộc dòng pop. Một số bài hát (This Is Me chẳng hạn, số khác thì không nhớ tên nổi) khiến người ta muốn nhún nhảy vì sôi động và đầy năng lượng. Thế nhưng điều này không phải lúc nào cũng hay ho khi nhất là lúc Barnum quyết định rước cô ca sĩ nhạc opera Thụy Điển Jenny Lind (Rebecca Ferguson) để lấy le với cánh thượng lưu thời đó.

Liệu The Greatest Showman có thực sự là bậc thầy của những giấc mơ vĩ đại nhất? - Ảnh 3.

Vấn đề là bài hát Never Enough không giống bất kỳ ca khúc opera nào bạn hay nghe trên sân khấu. Rebecca Ferrguson cũng không hát được trước ống kính, mà phải hát nhép trên giọng của ca sĩ Loren Allred người được biết tới qua cuộc thi The Voice. Là thế đấy. Nó không phải là nhạc opera, thưa quý vị.

Chuyện mấy con thú CGI trong rạp xiếc

Làm rõ nè: Bắt mấy em thú làm xiếc thì không hay hớm gì đâu. Tuy nhiên cái thời 1800 hồi đó thì người ta thích mấy trò này lắm và ba cái người trong rạp xiếc họ nổi tiếng với sự ngược đãi động vật để kiếm tiền rồi. Với một phim ngân sách 84 triệu đô la thì cũng đáng để cho mấy con thú CGI tô điểm thêm cho "chương trình tuyệt vời nhất" chứ.

Liệu The Greatest Showman có thực sự là bậc thầy của những giấc mơ vĩ đại nhất? - Ảnh 4.

Trừ việc là tìm đỏ mắt chẳng thấy con nào. Cảnh hai con sư tử xuất hiện cuối phim khi Barnum một lần nữa – tự tin ca bài "Đây là show diễn tuyệt vời nhất" – tiếp tục đại diện cho những con mèo CGI đáng thất vọng trên màn ảnh sau The Walking Dead.

Mấy con voi thì được thấy nhiều hơn một chút. Lần duy nhất mà chúng được chiếu camera cho tử tế trên phim là lúc Barnum nói với bạn hàng Phillip Carlyle (Zac Efron) rằng mình cần phải đón vợ con. Và thế là anh chàng bay ra khỏi rạp để cưỡi voi băng qua Mahattan. Câu chuyện cụ thể là thế này: "Ê bồ tui sẽ phắn khỏi chỗ này, để cả cái rạp lại cho anh đấy, lợi nhuận vẫn chia đều nhé. À cho mượn con chiến tượng này làm Grabvoi cưỡi tạm đi đón vợ cái nhé."

Vai của Michelle Williams có đỡ khổ hơn không?

Điểm qua một vài vai diễn trước của người đẹp này trên màn ảnh: trong Manchester by the Sea thì ông chồng xỉn quắc do Casey Affleck đóng, gián tiếp khiến hai đứa con chết cháy; trong Wonderstruck thì vai của cô bị chết, trong All the Money in the World thì con bị bắt cóc. Sau ngần đấy nước mắt thì ít nhất Michelle Williams cũng xứng đáng có được nụ cười trên màn ảnh chứ nhỉ?

Liệu The Greatest Showman có thực sự là bậc thầy của những giấc mơ vĩ đại nhất? - Ảnh 5.

Và rồi chúng ta có The Greatest Showman! Ừ thì cổ cũng phải bỏ nhà bố mẹ giàu có để đi phơi đồ trên tầng thượng suốt nửa bộ phim. Rồi chồng cổ mải mê với gánh xiếc, rồi chồng cổ hôn người ta trên khắp các mặt báo. Rồi cổ đứng trên bãi biển và chồng cổ ra hôn là cổ hết giận. Người vợ trong cả phim cũng không phải làm gì nhiều ngoài dựa dẫm ông chồng showbiz của mình, nhưng ít ra thì cổ cũng vui. Quan trọng là thế.

Cặp đôi hot nhất phim?

Anne Wheeler (Zendaya) và Phillip (Zac Efron) không chỉ là cặp đôi trẻ đẹp nhất, mà câu chuyện của họ cũng cuốn hút nhất. Hai diễn viên không chỉ khoe được giọng hát mà còn là sự hấp dẫn dành cho nhau trong từng khoảnh khắc họ chia sẻ trên màn ảnh. Bài hát Rewrite the Stars của họ cũng là ca khúc tuyệt vời ngập tràn cảm xúc với cảnh Zendaya và Zac Efron biểu diễn cùng sợi dây nhào lộn một cách ngoạn mục.

Liệu The Greatest Showman có thực sự là bậc thầy của những giấc mơ vĩ đại nhất? - Ảnh 6.

Tóm lại, The Greatest Show là một phim ca nhạc vui vẻ và có tác dụng cổ vũ tinh thần cho khán giả. Rất khó để nói đây là phim xuất sắc, nhưng nếu bạn muốn thử điều gì đó bắt mắt, hãy thử nhún nhảy với gánh xiếc của Hugh Jackman một lần.