"Tôi quyết định nghỉ việc vì không chịu nổi văn hóa bóc lột ở công ty. Tôi đã "nằm phẳng" được 2 năm nay và thấy thoải mái với điều này…" - đó là một trong những chia sẻ giữa hàng nghìn bình luận về trào lưu "Tang-ping" (nằm phẳng) của những người trẻ Trung Quốc mặc kệ đời trên mạng xã hội Weibo. Người ta hiểu đó là cách phản ứng của người trẻ với thực tại cuộc sống khi họ bị "burnout" với công việc. Không ít người đồng tình nhưng cũng có vô số người phản đối trào lưu này. Rõ ràng, người trẻ là lực lượng lao động chính tại mỗi quốc gia, nếu ai cũng "nằm phẳng" như vậy, một thế hệ sẽ ra sao?
Nằm phẳng không phải một giải pháp cho những vấn đề của người trẻ. Tại Việt Nam, nhiều người chọn cách giải quyết sự kiệt quệ của công việc và áp lực từ cuộc sống theo cách nhẹ nhàng hơn: "Sống chill". Từ một bài đăng trên nhóm cộng đồng với cụm từ "sống chill", rất nhiều người đã đặt câu hỏi: Sống chill là gì? Chúng ta có thực sự hiểu đúng về sống chill? Sống chill có phải buông bỏ như những người trẻ "nằm phẳng"?
Cái nắng Kon Tum mới tháng 3 đã ngột ngạt làm sao; nắng là vậy nhưng Sơn chẳng có kịp thời gian mà vuốt mồ hôi trên trán khi nhìn cánh đồng cà phê vẫn còn mênh mông. Kể từ khi bỏ lại thành phố vì dịch về quê làm nông nghiệp, Sơn đã quen với những buổi sớm trên đồi cà phê. Cái ước mong "bỏ phố về vườn" đã ấp ủ từ lâu, chờ mãi Sơn mới có dịp thực hiện.
"Bỏ phố về vườn không dễ dàng hay mơ mộng như người ta vẫn tưởng đâu, cực lắm. Nhưng cực mấy thì cực, bứt ra được khỏi cuộc sống đô thị và làm điều mình thích là mừng rồi," Sơn cười. Cái ngày Sơn trở về quê ở Kon Tum, ngọn đồi còn um cỏ, hoang sơ khi bố mẹ cậu đã lớn tuổi không thể lo được chuyện vườn tược. Cuộc đời quăng cho Sơn một năm Covid đầy bấp bênh rồi tiếp tục quăng cho cậu một khu vườn nắng gắt, nhìn không biết bao giờ mới thấy tương lai nhưng cậu cứ "chill" thôi, cứ làm tới đi rồi chắc sẽ có lúc thành công. Số tiền tiết kiệm mấy năm đi làm cũng đủ cậu sống cả năm ở quê.
"Nhiều bạn cũng hỏi rồi làm lỗ như vậy, bấp bênh như vậy mà sao vẫn có sức, có tâm trí mà làm. Mình cũng cười trừ thôi, cuộc sống đã đủ căng thẳng rồi, sao tự làm khó bản thân hơn làm gì; cứ chill bình tâm rồi sẽ tìm ra giải pháp. Người ta cũng nói rồi mà, trời đâu tuyệt đường của ai bao giờ…" Sơn chưa bao giờ từ bỏ, chill với cậu không phải phó mặc cho số phận. Cậu hiểu rằng mình là người làm chủ số phận, chỉ cần kiên nhẫn thêm một xíu…
Đúng với tinh thần khi cuộc sống quăng cho bạn một quả chanh, hãy đón nhận mà vắt lấy nước uống, Mai cũng đón nhận cuộc sống mới khi kẹt trên Đà Lạt suốt mùa dịch không thể về thành phố. Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng và có những tình huống chẳng kịp trở tay - cô gái vẽ tranh minh họa không ngờ chuyến về quê tránh dịch ấy lại khiến cô chẳng thể về Sài Gòn cho đến ngày Mai quyết định ở lại Đà Lạt luôn cũng không tệ.
Sống chill với Mai là biết tận dụng những cơ hội mình đang có thay vì đổ lỗi cho cuộc sống hay số phận. Chỉ khi thực sự giữ một cái đầu lạnh, bình tâm đón nhận mọi điều xảy tới, mỗi người mới có khả năng nghĩ thông suốt, tìm ra các giải pháp mới phù hợp với hiện tại. Không phải lúc nào chúng ta cũng lao đi tìm câu trả lời cho mọi vấn đề - đôi khi điều bạn cần làm là ngồi xuống nghỉ ngơi và chờ thời điểm phù hợp vụt sáng để biết bản thân cần làm gì.
Nếu như sống chill giúp Sơn có thêm động lực để tiếp tục công việc hay thay đổi góc nhìn của Mai về thực tại, Hoài Anh (27 tuổi, Sài Gòn) tự tạo cho mình một thế giới riêng giữa áp lực và "drama" văn phòng. Chill để không bực dọc, không khó ở, không bị lọt thỏm vào những điều tiêu cực khi xung quanh Hoài Anh mỗi ngày là vô vàn chuyện công sở độc hại. Sống chill tạo cho Hoài Anh một ranh giới để hiểu, chuyện nào là chuyện cô có thể tham gia và can thiệp, chuyện nào là chuyện mà mình cần quên đi để tập trung cho những điều quan trọng khác.
Với Hoài Anh, tách bạch được công việc và cuộc sống cũng là điều quan trọng - nhờ đó cô không để những áp lực công việc chi phối cuộc sống cá nhân. Giữ lối sống chill, Hoài Anh hiểu rằng cứ bình tâm khi đối diện với khó khăn rồi mọi chuyện cũng qua đi.
Sống chill là điểm cân bằng lý tưởng cho người trẻ để cho bản thân những khoảng nghỉ sau một năm bấp bênh và nhận ra sức khỏe tinh thần của mình đang bị ảnh hưởng ra sao nhưng đồng thời giúp người trẻ không tách khỏi thực tế cuộc sống. Chill không phải buông xuôi hay bỏ qua mọi thứ một cách bất cần đời, sống chill là một bước đệm để chúng ta tạm nghỉ sau khi phải đối mặt với khó khăn và chờ cơ hội để bật tung năng lượng. Với người trẻ, tinh thần ấy hiện diện trong cuộc sống hàng ngày: thay vì cáu gắt vì kẹt xe và lỡ máy bay, hãy bình tĩnh kiểm tra xem chuyến bay tiếp theo là khi nào; thay vì bực dọc vì một chiếc email của nhân viên tới trễ, thử hỏi xem có chuyện gì xảy ra với nhân viên của mình không; lỡ không tìm thấy chiếc áo yêu thích trước giờ đi chơi, sao phải lo khi trong tủ còn hàng chục bộ đồ đẹp đang đợi?
Cuộc sống vốn dĩ đã đủ những áp lực để chúng ta phải gồng mình vượt qua. Đừng tự đẩy bản thân vào những áp lực mới. Thế giới xung quanh là đủ những gam màu chứ không chỉ rực rỡ màu hồng và sẽ có không ít lúc bạn cảm thấy bực bội, mệt mỏi, căng thẳng thậm chí tuyệt vọng vì những tình huống không ngờ tới. Những lúc này, càng mất bình tĩnh thì sẽ càng khó để nghĩ ra cách giải quyết tối ưu. Vậy sao không LET’S CHILL – bình tĩnh lại, chill một chút, và khi tâm trí bạn trở nên thoải mái và sảng khoái hơn, bạn sẽ có một tinh thần tích cực để tìm ra hướng giải quyết những tình huống khó khăn này một cách thành công nhất.
LET’S CHILL cũng là tinh thần Bia Saigon Chill muốn gửi tới các bạn trẻ để thực sự tận hưởng cuộc sống. Một phút thảnh thơi không khiến cuộc đời chúng ta tệ hơn hay một vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Trái lại, bạn đã cho bản thân một khoảnh khắc thật chill để biết trân trọng mọi thứ xảy đến với mình.