Nhiều công ty tại châu Âu đã lắp đặt trạm sạc xe điện tại bãi đỗ xe cho nhân viên, tuy nhiên chính sách sạc còn chưa được làm rõ ràng đang là khúc mắc lớn.
Một sự việc xảy ra tại Dusseldorf, Đức, đang gây tranh cãi trong cộng đồng người dùng xe điện nước này. Theo thông tin chính thức được Tòa án Lao động Dusseldorf công bố, một nhân viên lễ tân làm việc ở nhà nghỉ địa phương đã cắm sạc "không đúng quy trình" tại chỗ làm của mình.
Cụ thể, vào 12/1 năm ngoái, họ đỗ chiếc Volkswagen Golf hybrid sạc điện trước tòa nhà rồi ròng dây sạc sang tít tận sảnh bên để cắm sạc. Hành động này khiến chủ nhà nghỉ nóng mặt và bà cho thôi việc lễ tân trên chỉ sau 2 ngày.
Nhân viên mất việc vì cắm sạc Volkswagen Golf không được phép tại chỗ làm dù tiền điện tiêu tốn chỉ 11.000 đồng. Ảnh minh họa: Inchcape
Động thái sa thải này được thực hiện mà không hề báo trước và bị đánh giá là rất nặng với một nhân viên đã làm việc tại đó 4 năm (từ tháng 7/2018).
Nhân viên lễ tân, không hài lòng về cách giải quyết trên, đã báo cáo sự việc lên chính quyền. Ban đầu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ khi anh được tòa địa phương ủng hộ. Tuy nhiên, chủ nhà nghỉ quyết định kháng cáo và đẩy sự việc lên tòa án cao hơn.
Kết quả, vì thế, lại bị lật ngược khi tòa tuyên án việc sạc mà không được cho phép, là nguyên nhân chính đáng cho việc sa thải. Việc nguồn sạc là nguồn 220V thay vì hệ thống trạm sạc chuyên dụng và chi phí do chủ nhà nghỉ phải chịu là những luận điểm ủng hộ phán quyết trên.
Động thái sa thải nhân viên vì cắm sạc xe điện mà không được phép được đánh giá là quá nặng nhưng cũng có thể hiểu là động thái "dằn mặt" của chủ nhà nghỉ. Ảnh minh họa: Electrifying
Tuy vậy, tòa án cũng đồng tình với người nhân viên khi khẳng định việc sa thải là quá nặng và "cảnh báo là đủ trong trường hợp này". Số tiền điện mà chủ nhà nghỉ phải trả cho lần sạc đó cũng chỉ là 0,45 USD (gần 11.000 đồng).
Ngoài ra, nhân viên tại đây được quyền sạc điện thoại/thiết bị cầm tay ở chỗ làm (dù xe điện chưa có trong danh mục trong phép). Giai đoạn làm việc, theo sổ sách, cũng không cho thấy người nhân viên mắc phải sai phạm hay có mâu thuẫn gì với chủ.
Cuối cùng, 2 phía chủ và nhân viên đạt được thỏa thuận là cho nghỉ việc có bồi thường. Người nhân viên được đền bù số tiền 8.000 euro (213,7 triệu đồng).