Cục trưởng cũ của đơn vị chúng tôi rất có uy tín, mối quan hệ giữa cấp trên và nhân viên đều tốt nên sau khi ông nghỉ hưu, cả đơn vị quyết định đi ăn riêng một bữa. Bên bàn ăn, mọi người vừa nói chuyện vui vẻ vừa hồi tưởng quá khứ từ lúc mới đi làm đến nay.
Cuối cùng, vị Cục trưởng nói với chúng tôi bằng vẻ mặt nghiêm túc: “Tôi đã già và đã nghỉ hưu, không có gì quan trọng để nói với các bạn. Dù sao cũng đã đến lúc cần nghỉ ngơi, nhưng tôi có vài lời muốn nói. Đó là kinh nghiệm sống của tôi tại nơi làm việc. Hiểu được những nguyên tắc này, con đường sự nghiệp của các bạn sẽ rộng thênh thang”.
Những lời vị lãnh đạo nói chính là: "Ở riêng giữ lòng, sống chung giữ miệng; Đừng chỉ biết hoàn thành nhiệm vụ cho xong, hãy làm mọi thứ cho tốt; Bản lĩnh tuy mạnh, nhưng nhẫn nại là trên hết".
Trên thực tế, ở bất kỳ đâu và trong bất kỳ khoảng thời gian nào, cuộc sống luôn ẩn chứa những quy tắc mà con người phải tuân theo. Nếu bạn không biết đến nó, bạn có thể sẽ phải đi đường vòng một cách chật vật.
Còn Napoléon từng nói: “Một người lính không muốn làm tướng thì không phải là một người lính giỏi. Cơ hội được dành cho những người đã chuẩn bị. Bất kể bạn là ai, miễn là bạn muốn thành công, bạn phải hiểu nguyên tắc sống còn của kẻ mạnh nhất. Điều này đòi hỏi bạn phải hiểu các quy tắc bất thành văn trong đơn vị của mình để không chiến đấu khi chưa chuẩn bị”.
1. Ở riêng giữ trong lòng, chung sống giữ mồm giữ miệng
“Ở riêng giữ gìn lòng, chung sống giữ mồm giữ miệng” là cách tu thân của một "tứ đại danh thần phục hưng" cuối thời nhà Thanh Tăng Quốc Phiên.
Điều này không chỉ đúng với người xưa mà còn áp dụng trong môi trường làm việc nay. Ai cũng có những bí mật và điểm yếu của riêng mình, bạn phải ý thức được việc giữ gìn những điều đó cho bản thân và cả người khác.
(Hình minh họa)
Đồng thời bạn phải hiểu điều gì có thể nói, nói trong hoàn cảnh nào và điều gì không nên nói. Người càng biết “giữ miệng” lại càng đáng tin tưởng trong mắt mọi người.
“Thà im lặng còn hơn vạn lời nói”, đó là khi bạn không thấy rõ, không hiểu rõ sự việc thì tốt nhất là nên giữ im lặng thay vì lan truyền nó. Đừng dùng miệng lưỡi nhanh nhẹn của mình mang lại những rắc rối không cần thiết cho bản thân. Không phải phần việc của mình, người khôn ngoan sẽ không nói một lời.
2. Đừng chỉ hoàn thành nhiệm vụ, hãy làm mọi thứ tốt nhất có thể
Ở nơi làm việc, nếu bạn muốn nâng cao năng lực làm việc và nổi bật trong mắt sếp, đừng chỉ đặt mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ. Bởi hoàn thành nhiệm vụ không có nghĩa bạn đạt được kết quả tốt nhất, đó mới là điều cấp trên mong muốn ở nhân sự.
(Hình minh hoạ)
Bạn có thể nghĩ đến những cách làm khác biệt vì tư duy đột phá thường mang lại kết quả ngoài mong đợi. Điều này đòi hỏi bạn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng và làm được những gì người khác không thể làm. Chưa cần so sánh với đồng nghiệp, bạn của hôm nay cần tốt hơn bạn của hôm qua. Một khi bạn làm được những yêu cầu phức tạp, bạn sẽ trở nên khác biệt.
Ông trùm giáo dục Trung Quốc Du Mẫn Hồng từng nói: “May mắn không bao giờ tồn tại cả đời, điều duy nhất giúp bạn tồn tại cả đời là năng lực cá nhân của bạn”. Nếu bạn không thể hiện năng lực của mình tại nơi làm việc, bạn sẽ sớm bị đào thải chứ chưa nói đến việc thăng tiến.
3. Bản lĩnh tuy mạnh, nhưng nhẫn nại là trên hết
Nhẫn nại không chỉ thể hiện trong cách bạn nỗ lực, chăm chỉ trong công việc mà còn thể hiện trong mối quan hệ tại môi trường công sở. Dù năng lực là chỗ dựa vững chắc nhất nhưng khi có bất mãn hay mâu thuẫn, việc đối đầu trực tiếp với sếp, thậm chí cãi tay đôi là hành động cực kỳ không nên.
(Hình minh hoạ)
Bạn có tài giỏi đến đâu thì tôn trọng lãnh đạo tại chốn công sở vẫn là nguyên tắc bất thành văn, bất kể họ có xuất hiện hay không. Tính cách của bạn có thể rất thẳng thắn nhưng tốt hơn hết chính là nhẫn nại, học cách cư xử khéo léo hơn với sếp và có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp xung quanh. Một người thậm chí không thể hoà hợp với những người mình làm việc cùng thì khó được lãnh đạo cất nhắc.