Làng nghề làm trống bằng da trâu hơn 1000 tuổi ở Hà Nam: "Năm nay dịch, đơn hàng ít nhưng Tết vẫn phải thuê thêm người"

Đinh Huy, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 29/01/2021

Những ngày cận Tết, không khí tại làng nghề trống Đọi Tam ở xã Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam trở nên nhộn nhịp, rộn rã hơn.

Làng nghề làm trống bằng da trâu hơn 1000 tuổi ở Hà Nam: Năm nay dịch, đơn hàng ít nhưng Tết vẫn phải thuê thêm người - Ảnh 1.

Trong tiềm thức của người dân Việt Nam từ rất lâu, tiếng trống luôn gắn liền với các ngày lễ hội và sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Âm thanh rộn ràng của tiếng trống chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Và đến với làng trống Đọi Tam (xã Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam) những ngày cận Tết này, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh những mảnh trống chất đầy trước nhà. Tiếng người lao động, tiếng của máy bào, máy xẻ chạy ầm ầm vọng ra từ những hộ gia đình làm trống

Làng nghề làm trống bằng da trâu hơn 1000 tuổi ở Hà Nam: Năm nay dịch, đơn hàng ít nhưng Tết vẫn phải thuê thêm người - Ảnh 2.

Những quả trống chờ được hoàn thiện đang được gấp rút thực hiện. Nguyên liệu để làm trống gồm gỗ mít và da trâu. Gỗ được thu mua từ nhiều nơi chủ yếu là Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An còn da trâu nhập từ các lò mổ

Làng nghề làm trống bằng da trâu hơn 1000 tuổi ở Hà Nam: Năm nay dịch, đơn hàng ít nhưng Tết vẫn phải thuê thêm người - Ảnh 3.

Để hoàn thành một chiếc trống, người dân làng Đọi Tam phải trải qua 3 công đoạn chính: Làm da, làm tang và bưng trống

Làng nghề làm trống bằng da trâu hơn 1000 tuổi ở Hà Nam: Năm nay dịch, đơn hàng ít nhưng Tết vẫn phải thuê thêm người - Ảnh 4.

Da trống được làm bằng da trâu. Da trâu được cạo lớp phôi cho mỏng rồi đem phơi khô. Tang trống được làm bằng gỗ mít khô, xẻ cong. Mỗi cây gỗ được chia làm nhiều dăm. Người thợ làm trống sẽ làm cho các dăm gắn kết lại với nhau bằng keo sữa, tạo thành trống kín, khít, tròn. Dăm trống không được phép nối vì sẽ ảnh hưởng tới âm thanh

Làng nghề làm trống bằng da trâu hơn 1000 tuổi ở Hà Nam: Năm nay dịch, đơn hàng ít nhưng Tết vẫn phải thuê thêm người - Ảnh 5.

Miếng da trâu vẫn còn nguyên lông được người thợ dùng bưng trống

Bưng trống là công đoạn quan trọng nhất, quyết định tiếng trống theo mục đích của người làm trống

Làng nghề làm trống bằng da trâu hơn 1000 tuổi ở Hà Nam: Năm nay dịch, đơn hàng ít nhưng Tết vẫn phải thuê thêm người - Ảnh 7.

Người thợ sẽ căng tròn da trâu trên mặt trống rồi dùng đinh bằng vâu hoặc tre đóng cố định vào thân trống

Làng nghề làm trống bằng da trâu hơn 1000 tuổi ở Hà Nam: Năm nay dịch, đơn hàng ít nhưng Tết vẫn phải thuê thêm người - Ảnh 8.

Tất cả những hộ dân làm trống tại đây đều là nghề cha truyền - con nối. Anh Lê Văn Tiến (38 tuổi, chủ hộ gia đình làm trống trong làng) cho biết, mọi năm, xưởng làm trống tuy nhỏ nhưng gần Tết vẫn phải thuê thêm người cho kịp đơn hàng. "Năm nay do dịch Covid-19, đơn hàng ít đi một nửa nên kinh tế bị ảnh hưởng một phần"

Làng nghề làm trống bằng da trâu hơn 1000 tuổi ở Hà Nam: Năm nay dịch, đơn hàng ít nhưng Tết vẫn phải thuê thêm người - Ảnh 9.

Theo anh Tiến, giá của những chiếc trống tùy thuộc vào nguồn nhập nguyên liệu. Nguyên liệu rẻ giá trống sẽ rẻ hơn. Chiếc trống to nhất gia đình anh bán khoảng 2-3 triệu đồng, trống nhỏ nhất là 80.000 đồng

Làng nghề làm trống bằng da trâu hơn 1000 tuổi ở Hà Nam: Năm nay dịch, đơn hàng ít nhưng Tết vẫn phải thuê thêm người - Ảnh 10.

Chiếc trống khổng lồ được người dân phơi nắng, chuẩn bị đến giai đoạn bưng trống

Làng nghề làm trống bằng da trâu hơn 1000 tuổi ở Hà Nam: Năm nay dịch, đơn hàng ít nhưng Tết vẫn phải thuê thêm người - Ảnh 11.

Gia đình vợ chồng chị Phạm Thị Thuý (34 tuổi) cho biết, năm nay dịch bệnh ảnh hưởng, số lượng trống bán được chậm, đơn hàng trống bán Tết giảm đi nhưng vẫn thuê thêm 2 người làm

Làng nghề làm trống bằng da trâu hơn 1000 tuổi ở Hà Nam: Năm nay dịch, đơn hàng ít nhưng Tết vẫn phải thuê thêm người - Ảnh 12.

Chị Thuý cho biết, một ngày nhà chị làm được khoảng 10 chiếc trống vừa, còn trống to chỉ được một. “Chỉ có những ngày gần Tết hoặc ra Tết nhiều lễ hội tôi mới bán được nhiều, có hôm bán được hơn 50 chiếc trống. Những ngày thường tuy ngày nào cũng bán được nhưng chỉ với số lượng ít tầm 2 - 3 cái”, chị Thuý nói

Làng nghề làm trống bằng da trâu hơn 1000 tuổi ở Hà Nam: Năm nay dịch, đơn hàng ít nhưng Tết vẫn phải thuê thêm người - Ảnh 13.

Hiện tại, gia đình chị Thuý tất cả mọi người đều sinh sống bằng nghề này. Ngay cả con trai chị, hơn 10 tuổi đã biết làm trống, kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ

Làng nghề làm trống bằng da trâu hơn 1000 tuổi ở Hà Nam: Năm nay dịch, đơn hàng ít nhưng Tết vẫn phải thuê thêm người - Ảnh 14.

Hiện, trên địa bàn thôn Đọi Tam có 62 cơ sản xuất kinh doanh trống. Nhờ có nghề truyền thống, nhiều năm gần đây thôn Đọi Tam không còn lao động trong độ tuổi thất nghiệp, đời sống của người dân từng bước được cải thiện...

Làng nghề trống Đọi Tam, nằm dưới chân núi Đọi - một trong những ngọn núi có vị thế và cảnh đẹp ở Hà Nam. Đây cũng là quê hương của hai quả trống Sấm lớn nhất Việt Nam và giàn trống hội phục vụ đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Nghề làm trống ở Đọi Tam có lịch sử trên 1.000 năm. Người già đến trẻ nhỏ xã Đọi Sơn đều thuộc lòng truyền thuyết về hai anh em ông tổ làng nghề Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản. Khi xưa, nghe tin vua Lê Đại Hành sắp về làng làm Lễ tịch điền để khuyến nông, hai ông liền về nhà hạ cây mít trong vườn, thịt con trâu lấy bộ da để làm trống đón vua. Mùa xuân năm Thiên Phúc thứ 7 thời vua Lê Đại Hành (tức năm 987), Ngài đã xuống ruộng hành lễ tịch điền ở Đọi Sơn trong tiếng trống của anh em Năng, Bản.

Cũng chính bởi tiếng trống vang như sấm mà sau này hai ông được tôn làm Trạng Sấm và Đọi Sơn là làng nghề hiếm hoi trong cả nước biết rõ được năm sinh, năm mất của cụ tổ nghề Nguyễn Đức Năng (925-990).