Làn sóng người thất nghiệp đổ xô làm tài xế công nghệ bùng nổ, tỉ lệ chọi 1/2.000 cực khốc liệt tại quốc gia "hàng xóm" Việt Nam

Khánh Vy, Theo Nhịp Sống Thị Trường 21:41 27/05/2023
Chia sẻ

Tuy nhiên, làm tài xế công nghệ không hề "màu hồng" như nhiều người vẫn nghĩ.

Làn sóng người thất nghiệp đổ xô làm tài xế công nghệ bùng nổ, tỉ lệ chọi 1/2.000 cực khốc liệt tại quốc gia hàng xóm Việt Nam - Ảnh 1.

Đua nhau làm tài xế công nghệ

Từ sau Tết Nguyên Đán 2023, lượng tài xế taxi chia sẻ (Gig driver) đã tăng đột biến ở Trung Quốc. Tính đến cuối tháng 4/2023 đã có 2,3 triệu tài xế chia sẻ, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 2, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị đứng ở mức 5,6%, theo Cục Thống kê Quốc gia, tăng 0,1 điểm so với năm trước. Nhiều công xưởng đã bị đình trệ, ngành sản xuất không tuyển dụng. Tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ ở nhiều nơi vượt quá 20%. Điều này làm cho những người thất nghiệp hay tìm việc chuyển sang làm tài xế công nghệ hoặc shipper.

Một yếu tố khác khiến cơn sốt lái xe công nghệ bùng nổ là nhu cầu dịch vụ gọi xe tăng vọt. Theo Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc, số cuốc xe trong tháng 2 vừa qua đã đạt 652 triệu lượt, tăng 18% so với cùng kỳ trước đó.

Làn sóng người thất nghiệp đổ xô làm tài xế công nghệ bùng nổ, tỉ lệ chọi 1/2.000 cực khốc liệt tại quốc gia hàng xóm Việt Nam - Ảnh 2.

Tỉ lệ thất nghiệp của Trung Quốc tăng cao hơn Mỹ và châu Âu

Số lượng tăng cao nên mức độ cạnh tranh cũng tăng cao. Thành phố Thâm Quyến thường có khoảng 1.000-2.000 suất/tháng để kiểm tra trình độ lái xe taxi hoặc các loại trình độ lái xe khác, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu người dân. Như hồi đầu tháng 3, một người đàn ông muốn trở thành tài xế cho một ứng dụng gọi xe nhưng không thể giành nổi một suất. Thành phố cho biết sẽ dành ra 8000 suất/tháng cho tháng 4 và tháng 5.

Để trở thành tài xế công nghệ, người đăng ký phải có bằng lái xe hợp lệ cũng như giấy phép do chính quyền địa phương cấp. Người lái xe cũng cần có xe (sở hữu hoặc thuê, mượn) và phải đăng ký với một nền tảng gọi xe.

Ngoài ra, về phí thuê xe, tiền cho thuê cũng đã tăng từ cuối năm ngoái khi Trung Quốc gỡ bỏ chính sách zero Covid. Một hãng cho thuê xe ở Quảng Châu hiện tính 3.500 NDT (508 USD)/tháng, tăng so với 3.300 NDT trước Tết Nguyên đán. Nhiều hãng cho biết không còn đủ xe để cho thuê.

Tại thành phố công nghiệp Đông Quan, một tài xế tên Qin, khoảng 30 tuổi nói rằng, bản thân mới chuyển nghề từ tháng 2. Trong tháng đầu tiên lái xe, Qin kiếm được trên 7.000 NDT, khoản thu nhập này nhiều hơn so với mức lương của công việc lúc trước.

"Tôi có thể tự sắp xếp thời gian và làm việc độc lập" Qin nói. Nhưng anh cảm nhận được mức độ cạnh tranh vô cùng gay gắt của nghề này, vì anh đã đăng ký với nhiều hãng khác nhau mới được tuyển.

Làn sóng người thất nghiệp đổ xô làm tài xế công nghệ bùng nổ, tỉ lệ chọi 1/2.000 cực khốc liệt tại quốc gia hàng xóm Việt Nam - Ảnh 3.

Lao động trẻ Trung Quốc trong những năm gần đây ngày càng bị những công việc tự do như lái xe chở khách hay giao hàng thu hút. Theo thống kê năm 2021, có khoảng 16% nhân viên giao hàng làm việc bán thời gian tại hãng Meituan là sinh viên năm nhất, 47% là sinh viên năm 2, 28% là sinh viên năm 3, 8% là sinh viên năm 4 và còn lại là trình độ thạc sĩ.

Tuy nhiên, làm tài xế công nghệ không hề "màu hồng" như nhiều người vẫn nghĩ.

"Công việc này chiếm hết thời gian của tôi", một tài xế họ Xu, 50 tuổi cho biết. Ông đã làm nghề lái xe được 4 năm và hiện ông cần phải chạy 10 tiếng thay vì 8 tiếng mỗi ngày. Đáng chú ý, các ứng dụng gọi xe hiện nay thường xuyên giảm giá, tung mã khuyến mại để tăng sức cạnh tranh, lôi kéo khách hàng. Điều đó phần nào làm hạn chế thu nhập của tài xế.

Khi nhận thấy khó kiếm tiền hơn và thu nhập dần bị teo lại, tài xế quay sang trả xe, công ty cho thuê do đó mà sụt giảm doanh số và các công ty tài chính khó thu hồi vốn.

Điều nguy hiểm là phần lớn cánh tài xế vay mượn tiền để mua xe hoặc có tiền thuê xe của công ty. Việc suy giảm thu nhập có thể khiến họ không hoàn thành được nghĩa vụ tài chính và ảnh hưởng đến hệ thống tín dụng ngân hàng.

Làn sóng người thất nghiệp đổ xô làm tài xế công nghệ bùng nổ, tỉ lệ chọi 1/2.000 cực khốc liệt tại quốc gia hàng xóm Việt Nam - Ảnh 4.

Nhiều chính quyền địa phương phải ra tay kiểm soát

Hôm 16/5, thành phố Trường Sa, thủ phủ của tỉnh Hồ Nam sâu trong nội địa, đã đình chỉ cấp giấy phép lái xe. Trước đó, hôm 5/5, thành phố Tam Á thuộc tỉnh đảo Hải Nam cũng đã ngừng cấp giấy phép xe và tạm dừng cấp phép cho các hãng gọi xe. Nhà chức trách Tam Á cho rằng năng lực vận chuyển đã trở nên bão hòa.

Các nơi khác cảnh báo người dân cần cân nhắc khi mua, thuê xe làm tài xế công nghệ, dù vậy chính quyền không nói rõ giới hạn số lượng xe đăng ký là bao nhiêu.

Cuối tháng 4, Thâm Quyến đã công bố dữ liệu cho thấy 60% tài xế công nghệ nhận ít hơn 10 cuốc xe mỗi ngày trong quý đầu năm nay. Khoảng 90.000 xe công nghệ đã hoạt động tại thành phố này trong quí 1. Chính quyền Thâm Quyến cũng khuyến cáo làm tài xế công nghệ không dễ kiếm tiền.

Thành phố Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông cảnh báo rằng "tài xế có rất ít khả năng kiếm được thu nhập cao". Thành phố Tế Nam của Sơn Đông cũng đưa ra khuyến cáo cho thấy nhiều phương tiện đang ế khách.

Tham khảo: Nikkei Asia, Caixin Global

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày