Làm thế nào một đứa trẻ 14 tuổi tìm ra lỗi bảo mật FaceTime gây chấn động của Apple?

Hoàng Lan, Theo VNReview 22:46 31/01/2019
Chia sẻ

Không phải là các chuyên gia công nghệ cao giá, mà là một cậu bé 14 tuổi tên Grant Thompson ở Tucson (Arizona, Mỹ), đã phát hiện ra ứng dụng FaceTime của Apple chứa lỗ hổng có thể bị nghe lén.

Ngày 19/1, Grant chơi game Fortnite trong khi nói chuyện FaceTime với bạn bè, và cậu bé đã phát hiện ra một lỗ hổng trong ứng dụng FaceTime của Apple. Đột nhiên, cậu bé nghe thấy một trong các cuộc nói chuyện điện thoại của bạn cậu, ngay cả khi người bạn này không trả lời yêu cầu tham gia nhóm chat FaceTime.

Ngay lập tức, Grant và bạn bè bắt đầu nghịch ngợm phần mềm và nhận ra rằng họ không chỉ có thể nghe lén cuộc trò chuyện của những người khác, mà họ thậm chí còn có thể truy cập vào máy ảnh điện thoại của người họ muốn.

Làm thế nào một đứa trẻ 14 tuổi tìm ra lỗi bảo mật FaceTime gây chấn động của Apple? - Ảnh 1.

"Chúng tôi đã thử nghiệm thêm một vài lần nữa và phát hiện ra rằng chúng tôi có thể khiến mọi người buộc phải trả lời các cuộc gọi FaceTime", cậu bé nói với CNN. "Sau khi xác nhận lỗ hổng này, tôi đã đi nói với mẹ tôi".

Phải mất tới chín ngày Apple mới phản hồi

Cậu học sinh năm nhất trường trung học đã thông báo cho mẹ mình, Michele, là một luật sư. Bà ngay lập tức cố gắng thông báo cho Apple. Bà đã gửi tweet cho CEO Apple, gửi cả thư đến văn phòng luật sư, gọi cả điện thoại, gửi email và cố gắng liên lạc với người của Apple trong một tuần.

Vào ngày 20/1, bà đã đăng sự việc lên Twitter. Và phải đến tối thứ Hai - nghĩa là 9 ngày sau khi liên lạc với công ty - Apple mới bắt đầu phản hồi.

Và chỉ mấy giờ sau, CEO Apple Tim Cook đã gửi đi một tweet đầy "mỉa mai".

Tweet của Tim Cook tạm dịch như sau: "Chúng tôi phải tiếp tục chiến đấu cho kiểu thế giới mà chúng ta muốn chung sống. Vào ngày #DataPrivacyDay này, hãy để tất cả chúng tôi khẳng định hành động và cải tổ các chính sách bảo vệ quyền riêng tư quan trọng. Những mối nguy hiểm này là có thật và hậu quả quá quan trọng".

Làm thế nào một đứa trẻ 14 tuổi tìm ra lỗi bảo mật FaceTime gây chấn động của Apple? - Ảnh 2.

Mấy giờ sau, thế giới phát hiện ra iPhone và iPad của họ có thể bị lợi dụng theo dõi chính họ. Apple ngay lập tức vô hiệu tính năng Group FaceTime và hiện vẫn đang sửa lỗi này.

Vì sao Apple không thừa nhận phát hiện của Grant?

Trong khi các chuyên gia công nghệ cấp cao của Apple đang sửa lỗi FaceTime, họ có thể phải sửa thêm một lỗi khác - đó là làm thế nào để họ dễ dàng chú ý đến những thông tin của những người bình thường gửi đến, khi những cậu bé thông minh chỉ ra thiết bị của hãng có lỗ hổng?

Một điều nữa mà Apple nên làm: thưởng tiền cho Grant vì đã phát hiện ra lỗ hổng gián điệp và ít nhất là đã cố gắng thông báo cho Apple về nguy cơ gián điệp trên các sản phẩm của họ.

Apple có một chương trình thưởng, trong đó trả đến 200.000 USD cho những lần phát hiện lỗi. Hãy nhớ, tweet của Tim Cook nói rằng: "trong kiểu thế giới mà chúng ta muốn sống".

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày