Làm thế nào để không phải chịu phí SMS ngân hàng tới 55.000-77.000 đồng/tháng?

Thu Thuỷ, Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị 23:54 19/02/2022
Chia sẻ

Là dịch vụ rất tiện ích nhưng hiện nay các ngân hàng thu phí SMS Banking khá "chát", không giống như việc miễn phí giao dịch chuyển tiền hay miễn phí duy trì dịch vụ ngân hàng điện tử,…

SMS BANKING là dịch vụ ngân hàng rất phổ biến, theo đó thông qua tin nhắn SMS, người dùng có thể theo dõi số dư tài khoản và theo dõi chi tiêu thẻ tức thì 24/7, nhận thông báo tiền gốc và lãi vay từ ngân hàng.

Dịch vụ này giúp người dùng quản lý tài khoản ngân hàng thường xuyên và tăng cường sự an toàn khi luôn được báo thay đổi số dư và chi tiêu thẻ. SMS Banking được sử dụng với mọi thiết bị di động, không yêu cầu phải là Smartphone.

Ngoài ra, khách hàng cũng có thể nạp tiền điện thoại, khóa thẻ khẩn cấp, tra cứu thông tin tài khoản, tra cứu tỷ giá, lãi suất, điểm giao dịch … thông qua một số cú pháp đơn giản gửi tới tổng đài cố định của Vietcombank.

Là dịch vụ rất tiện ích nhưng hiện nay các ngân hàng thu phí SMS Banking khá "chát", không giống như việc miễn phí giao dịch chuyển tiền hay miễn phí duy trì dịch vụ ngân hàng điện tử,…

Hiện đa số ngân hàng thu phí SMS Banking dựa theo số tin SMS mà người dùng sử dụng trong 1 tháng, thường là 9.900-82.500 đồng/tháng.

Cụ thể, tại Vietcombank, nếu số lượng tin nhắn trong tháng dưới 20 tin, Vietcombank thu phí 11.000 đồng/tháng. Từ 20 - dưới 50 tin nhắn là 27.500 đồng/tháng, từ 50 - dưới 100 tin là 55.000 đồng/tháng, từ 100 tin nhắn trở lên là 77.000 đồng/tháng.

Tại BIDV, đối với 0-15 SMS/tháng, ngân hàng thu phí 9.900 đồng, từ 16-50 SMS/tháng thu phí 33.000 đồng, từ 51-100 SMS/tháng có phí 60.500 đồng và từ 100 SMS/tháng phí 77.000 đồng.

Techcombank chia theo các mốc: 0-15 SMS/tháng phí 13.200 đồng, 16-30 SMS/tháng phí 19.800 đồng, 31-60 SMS/tháng phí 44.000 đồng, trên 61 SMS/tháng 82.500 đồng/tháng.

Được biết, dù muốn tạo trải nghiệm dịch vụ thoải mái nhất cho người dùng, các ngân hàng không thể giảm phí SMS Banking vì đang phải bù lỗ cho dịch vụ này. Để gửi tin nhắn đến cho khách hàng, ngân hàng phải mua dịch vụ gửi SMS và trả phí cho các nhà mạng viễn thông. Mặc dù là các khách hàng lớn, nhưng có một nghịch lý, đó là mức phí gửi tin nhắn SMS đối với các dịch vụ tài chính ngân hàng cao hơn nhiều so với mức phí tin nhắn thông thường của khách hàng cá nhân hoặc tin nhắn áp dụng cho các lĩnh vực khác. Khi lượng giao dịch online tăng trưởng, các ngân hàng cũng phải gửi tin nhắn OTP và tin nhắn thay đổi số dư nhiều hơn, đồng nghĩa với mức chi phí tin nhắn cũng tăng theo.

Đa số các ngân hàng cũng không có gói dịch vụ miễn phí dành cho SMS Banking. Do đó, cách duy nhất nếu người dùng không muốn phải trả phí cho dịch vụ này là phải đăng ký huỷ với ngân hàng. Người dùng có thể tới quầy giao dịch của ngân hàng, gọi điện lên tổng đài, soạn tin nhắn theo cú pháp để huỷ dịch vụ. Chẳng hạn, để huỷ dịch vụ SMS Banking Vietcombank, khách hàng nhắn theo cú pháp "VCB cd huy" gửi 6167.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng cho phép khách hàng được huỷ dịch vụ SMS Banking thông qua cài đặt trên ứng dụng Mobile Banking, Ngân hàng số.

Tuy nhiên, như đã nói, dịch vụ SMS Banking rất quan trọng trong việc theo dõi số dư tài khoản, kịp thời phát hiện khi giao dịch bị lỗi, tài khoản bị kẻ gian đánh cắp, chiếm đoạt,…Do đó, nếu huỷ dịch vụ SMS Banking, khách hàng cần một dịch vụ tương tự khác để thay thế.

Người dùng có thể đăng ký dịch vụ OTT thông báo biến động số dư trên ứng dụng mobile banking, ngân hàng số,… mà không mất phí. Tuy nhiên, dịch vụ này chỉ dùng được trên smartphone và cần có kết nối mạng internet. Ưu điểm là hoàn toàn miễn phí và khách hàng có thể nhận thông báo ngay cả khi khách hàng ở nước ngoài, không phụ thuộc vào sóng điện thoại (không cần roaming).

https://cafef.vn/lam-the-nao-de-khong-phai-chiu-phi-sms-cua-ngan-hang-22000-dong-thang-20220219201328223.chn
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày