Thế giới động vật đẹp là vậy nhưng cũng ẩn chứa những mối đe đọa tới tính mạng con người. Bởi mỗi loài đều sở hữu 1 tập tính, thói quen riêng. Và đôi khi chúng có thể nổi hứng tấn công bạn bất cứ lúc nào.
Vậy muốn sống sót thì bạn phải làm sao? Hãy trang bị những kỹ năng sinh tồn để ứng phó trước những loài vật hoang dã nguy hiểm là vô cùng cần thiết.
Bạn có hay trong tổng số 150 loài cá mập trên hành tinh này thì chỉ có 20 loài cá mập tấn công con người mà thôi.
Tuy nhiên, một khi bạn lọt vào cấm địa của cá mập và đối mặt với chúng thì bạn cần phải nhớ, đừng quay lưng lại, cũng như cố chạy trốn trong hoảng loạn bởi làn nước càng bị khuấy động mạnh thì càng kích thích cá mập hơn. Thay vào đó, bạn hãy di chuyển từ từ, bơi chậm, nhẹ nhàng.
Nếu buộc phải chiến đấu, bạn hãy tấn công vào mắt, mang của nó - khu vực nhạy cảm của cá mập. Biết đâu vì đau mà chúng để bạn đi.
Đó là bởi đa số loài cá mập không khoái tấn công người, nhưng một khi mà chúng để ý thì có lẽ nên chia buồn với bạn sớm.
Nếu bạn gặp sư tử, hãy nhìn trực diện vào đôi mắt nó và đi lùi từ từ, tuyệt đối không quay lưng chạy.
Cùng với đó, bạn có thể la hét thật to, dang hai tay sang ngang, trùm áo lên đầu... nếu có 2 người thì một người ngồi trên vai người còn lại để con thú cảm thấy đối thủ của nó cao và đáng sợ hơn.
Sư tử không thích tấn công những đối thủ to và đang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu nên khả năng cao là chúng sẽ bỏ đi.
Voi vốn thông minh và rất thân thiện, nhưng khi đối mặt với voi điên, đừng cố gắng bỏ chạy ngay lập tức, hãy tỏ ra bình tĩnh và dũng cảm.
Thay vào đó hãy di chuyển chậm, tiến gần 1 vật to lớn nào đó, nơi có thể trở thành rào cản giữa bạn và voi, ví dụ như một hòn đá to hoặc cây cao chẳng hạn.
Mặc dù nhiều người tin rằng bò tót rất hung máu với đồ vật màu đỏ nhưng sự thật là chúng sẽ càng phát điên khi bạn chọc tức chúng với những chuyển động nhanh, mạnh.
Đó là lý do vì sao nếu bò tót tấn công bạn, hãy sử dụng mũ, áo sơ mi hay bất cứ vật dụng nào khác để nhử mồi. Khi bò tiến lại gần, hãy ném đồ vật sang 1 bên, chúng sẽ ngay lập tức chuyển hướng chạy theo đồ vật đó, lúc này bạn nhân thời cơ để tẩu thoát.
Bị sứa tấn công thực sự khiến bạn cảm thấy buốt, đau đớn tột độ. Và nhiều người nói rằng bạn hãy đi tiểu lên vết thương đó để "giải độc" sứa ư? Đó thật sự chỉ là 1 huyền thoại mà thôi.
Ngay khi bị sứa "cắn" bạn hãy rửa vùng bị thương với nước muối sạch để loại bỏ dần tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt. Bạn không nên rửa bằng nước ngọt, nước nóng bởi sẽ làm tổn thương nặng hơn.
Sau đó dùng cây nhíp, hay thìa, vỏ sò... để chà xát, loại bỏ phần gai sứa ra khỏi vết thương... Chườm đá lên vùng bị thương cũng giúp nhằm giảm đau, bớt sưng tấy và ngăn không cho nọc độc sứa lan rộng hơn. Sau khi sơ cứu, bạn nên đến bệnh viện, cơ sở y tế để điều trị nhé!
Khi thấy rắn, bạn nên tránh xa thật xa. Nếu chúng đi theo bạn, hãy giậm chân xuống đất thật mạnh để tạo sóng xung kích khiến rắn phải rời đi.
Nếu bị rắn cắn, bạn hãy rửa thật sạch vết thương bằng nước, xà phòng, đảm bảo phần dính độc ở vị trí thấp hơn tim để tránh chất độc lan nhanh lên tim.
Sau đó, nhanh chóng di chuyển tới cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không hút máu độc bằng miệng kẻo trúng độc tiếp (nếu trong miệng có vết thương hở).
Nếu có thể bạn hãy thử ghi nhớ hoặc chụp hình con rắn để bác sĩ nhanh chóng biết dùng loại thuốc trị nọc độc cho phù hợp.
Nếu bị phục kích thì bạn khó lòng có thể thoát khỏi hàm răng của cá sấu. Tuy nhiên, trong trường hợp nhìn thấy cá sấu từ xa, bạn nên chạy thật nhanh.
Bạn nên chạy theo đường zig zac bởi cá sấu chân ngắn, thân dài nên khá vụng về khi phải rẽ ngoặt liên tục. Khi nó đến gần tấn công, hãy đánh thật mạnh vào mũi con thú.
Còn nếu bạn nhìn thấy một con cá sấu dưới nước, có lẽ nên bơi càng lặng lẽ càng tốt.
Ong là 1 trong những loài vật có tính bầy đàn và bảo vệ tổ của mình. Chúng có thể đốt ngay cả khi bạn đi ngang qua.
Ong đặc biệt bị thu hút bởi màu đen, thế nên nếu bạn mặc áo màu đen - bạn sẽ có nguy cơ bị tấn công cao hơn khi bạn mặc áo trắng.
Nếu không may bị tấn công, bạn hãy cố gắng chạy vào chỗ thiếu sáng, tại ong chỉ thích nơi có nhiều ánh sáng mà thôi.
Ngay khi bị ong đốt, bạn cần nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền trong cơ thể. Lúc này, bạn cũng tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy ngòi vì túi độc có thể sẽ vỡ, làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn.
Thay vào đó, bạn rửa sạch vết thương bằng xà phòng, nước ấm, dung dịch sát trùng, sau đó dùng túi chườm đá để giảm đau. Sau khi sơ cứu, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám nhé!
Nguồn: Brightside