Cá voi xanh vốn là loài có kích thước lớn nhất hành tinh (con lớn nhất từng được ghi nhận dài khoảng 30,5m, cân nặng 144 tấn) khiến chúng ta tự đặt ra câu hỏi rằng: Liệu thật sự môi trường sống giúp cho các loài động vật có vú có thân hình đồ sộ như vậy?
"Nhiều người đã nghĩ rằng môi trường nước thuận lợi cho loài có vú phát triển kích thước hơn, nhưng đó chỉ là giả thuyết" – Giáo sư Jonathan Payne thuộc Đại học Stanford chia sẻ.
"Trong môi trường nước, các loài động vật có vú buộc phải gia tăng kích thước để sống còn, chứ không có sự lựa chọn nào khác."
Sự bắt buộc này theo giáo sư Jonathan thì phụ thuộc vào khả năng giữ nhiệt của cơ thể, vì môi trường nước dễ dẫn nhiệt hơn so với khí, nhiệt độ cơ thể của các loài hữu nhũ sẽ giảm xuống rõ rệt.
Muốn bù đắp được lượng nhiệt bị hao hụt này, chúng buộc phải tăng kích thước lên bằng việc tiêu thụ nhiều năng lượng hơn.
Ngoài ra, lớp lông và lớp mỡ dưới da cũng phát triển hơn để cải thiện việc giữ ấm cho cơ thể.
Tuy nhiên, nhu cầu dùng năng lượng để phát triển lại lớn hơn nhiều so với thức ăn mà cá voi kiếm được.
Vì vậy, so với trong quá khứ, họ hàng của chúng trên đất liền còn có kích thước lớn hơn thế.
Nhằm cải thiện được lượng thức ăn cần có, hai hàm răng của cá voi sẽ phát triển.
Điều này cho phép chúng bắt được rất nhiều sinh vật nhuyễn thể và ít tiêu tốn năng lượng hơn so với khi bắt mồi. Cùng với đó, chúng sẽ duy trì được kích thước cần có để sinh tồn.
Theo một nghiên cứu của giáo như Payne về việc so sánh giữa các loài hữu nhũ dưới nước như cá voi với họ hàng của chúng trên cạn.
Ông nhận thấy rằng, loài hữu nhũ sinh sống dưới nước đầu tiên, sau đó tiếp tục phát triển để thay đổi môi trường sống.
Đa số sẽ lớn lên hoặc nhỏ đi để đạt cân năng khoảng 500kg, tuy nhiên rái cá là trường hợp đặc biệt, khi kích thước của chúng vẫn rất nhỏ do không biến động về môi trường sống của chúng.
Nguồn: IFLScience