Ký ức mùa dịch: Cuốn nhật ký viết chung của người trẻ Việt về những lần đầu tiên lạ lẫm

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 19:30 09/10/2021

Đó là lần đầu tiên thấy nhớ đồ ăn, nhớ tháng ngày tự do, lần đầu tiên thấy việc đi chợ lại kỳ công đến vậy hay lần đầu tiên bước vào một thế giới công nghệ lạ lẫm nhưng đầy tiện ích của việc đi chợ hộ.

Chúng ta của vài chục năm sau có thể tự hào kể lại cho con cháu về những ngày phải làm việc ở nhà cả nửa năm, đi ra ngoài đường phải có giấy thông hành, đi siêu thị phải mang phiếu ngày chẵn ngày lẻ… Năm 2021 sẽ trở thành một ký ức tập thể, một cuốn nhật ký viết chung của người dân Việt Nam, đặc biệt với các bạn trẻ.

Giữa muôn ngàn gian khó của đại dịch, vẫn thấy ló những tia sáng, lối ra cho cuộc sống. Những ngày không thể tới văn phòng, Work from home trở thành lựa chọn an toàn để đảm bảo công việc, buổi cà phê ngày xưa với bạn bè giờ chuyển thành các cuộc trò chuyện qua Zoom, không ra khỏi nhà đi chợ được đã có dịch vụ đi chợ online, đi chợ hộ với vô vàn trải nghiệm "lần đầu" ấn tượng. Đại dịch cũng là lúc người ta nhìn lại cách công nghệ đã mang đến cho chúng ta một thế giới tiện lợi với mọi dịch vụ đều có thể triển khai nhanh chóng, dễ dàng.

Nhìn vào bức tranh chung lớn ấy, mỗi người sẽ thấy bản thân trong một câu chuyện khác nhau. Và vì thế, cuốn "nhật ký viết chung" mùa dịch đưa người đọc bước vào những ký ức khó quên của cả một thế hệ với tháng ngày đặc biệt này.

Ký ức mùa dịch: Cuốn nhật ký viết chung của người trẻ Việt về những lần đầu tiên lạ lẫm - Ảnh 1.

Là sinh viên nhưng may mắn duy trì được công việc làm thêm online, Nguyễn Hồng Ngọc (21 tuổi) vẫn ở lại Sài Gòn. Ngoài giờ trực ca của mình, Ngọc vẫn duy trì nấu cơm và thường đặt một vài đồ ăn nhẹ ở cửa hàng tiện lợi để cứu đói mỗi lúc thức khuya. Mùa dịch nên khá nhiều món đã ngừng bán nhưng cũng may là món ruột thì vẫn còn.

"Trứng bắc thảo, bánh bông lan, tokbokki lắc phô mai là những món tủ của mình và bạn cùng phòng. Gần nhà có GS25 vẫn mở, shipper vẫn giao nên mình còn có món đổi bữa", Ngọc chia sẻ.

Ký ức mùa dịch: Cuốn nhật ký viết chung của người trẻ Việt về những lần đầu tiên lạ lẫm - Ảnh 2.

Nhiều hôm nhớ những ngày được ra ngoài vi vu, ra Đông Du uống trà dâu, vào siêu thị AEON ăn sushi, ăn đồ Hàn quá nên 2 cô bạn lục hình cũ đem ra ngắm. Nhưng ngắm mãi cũng chẳng thể khỏa lấp nỗi nhớ đồ ăn nên sau 3 tuần, cuối cùng thì Homefarm, K-Market cũng đã xuất hiện trên GrabMart: "Khỏi phải nói, 2 đứa mình mừng muốn rơi nước mắt luôn đó! Đặt liền tay miến trộn, gà sốt và tokbokki phô mai, hên thế nào lại được giảm giá 10% từ cửa hàng nữa nên vui quá là vui, bù lại gần 1 tháng ủ ê vì giãn cách".

Với những ai chơi "hệ tích lũy" thì sẽ học được mẹo khá hay ho của Ngọc đó là quy hết về một mối. Bình thường, chúng ta sẽ có xu hướng dùng nhiều app để bên này không mua được thì mua bên kia. Thế nhưng với các app có hệ sinh thái lớn từ mua sắm, đi lại, đặt đồ ăn, giao hàng… như Grab thì Ngọc chỉ dùng 1 app đó thôi: "Mỗi đơn hàng của GrabMart, GrabFood và nhiều tính năng khác sau khi hoàn thành đều nhận được điểm GrabRewards. Số điểm GrabRewards càng cao, người dùng càng có cơ hội nhận được nhiều ưu đãi và voucher từ những thương hiệu khác nhau. Mình cực thích voucher nghe Spotify miễn phí và mua cà phê, để đó hết dịch sẽ đổi ra xài thoải mái!".

Ký ức mùa dịch: Cuốn nhật ký viết chung của người trẻ Việt về những lần đầu tiên lạ lẫm - Ảnh 3.

Công việc bận rộn ở công ty viễn thông khiến Nguyễn Hiền Linh (26 tuổi, TP. HCM) chật vật để tìm được "work-life balance". Những ngày dịch này, mọi chuyện còn khó khăn hơn với bà mẹ một con khi vừa phải tranh thủ họp, trông con rồi nghĩ cách để đi siêu thị. Chưa bao giờ, duy trì bữa cơm gia đình ngon lành, đủ chất lại trở thành áp lực đến vậy. Nhưng khó khăn nào rồi cũng sẽ qua, vài tháng làm việc ở nhà, Linh cũng gom góp cho bản thân được kha khá bí quyết đi chợ online hiệu quả mà vẫn làm tròn cả việc công ty lẫn việc trông con.

Với Linh, có 3 thứ luôn được cô nàng xếp vào diện ưu tiên đó là bỉm, sữa cho con và thực phẩm tươi sống cho cả gia đình. Dịch đến, Linh mua liền một lúc 3 bịch bỉm, 2 hộp sữa bột size lớn để phòng lúc bận quá không kịp ra ngoài. Với bữa ăn hằng ngày, Linh đều giao phó cho ứng dụng đi chợ hộ nhưng chia làm 2 nhóm. Đồ khô như gạo, mì, các loại hạt…, Linh đặt giao thường từ 1-2 ngày. Đồ tươi sống như thịt, cá, rau củ, Linh luôn chọn giao nhanh 1 giờ của GrabMart. "Hồi đầu dịch chưa biết tính năng này, mình cứ phải "canh me" tìm chỗ gần nhà để thịt cá ship đến nơi không bị hỏng. Nhưng cũng hên xui vì nhiều khi cửa hàng gần nhà lại chỉ có thịt mà không có cá, có cá lại không có tôm. Đặt nhiều chỗ thì lại giao thành nhiều đơn, lỡ giao trúng vào giờ phải cho con đi ngủ thì lại không có ai xuống lấy hàng giúp. Nhờ tính năng giao hàng nhanh 1H trên GrabMart là cuộc đời mình sang trang luôn, vừa tiện lại vừa khoẻ người" - Linh tổng kết.

Ký ức mùa dịch: Cuốn nhật ký viết chung của người trẻ Việt về những lần đầu tiên lạ lẫm - Ảnh 4.

Bà mẹ một con cũng rất đồng cảm với nhiều người khi siêu thị, cửa hàng tiện lợi đều quá tải trong những ngày dịch bệnh leo thang. Shipper mất nhiều thời gian để đợi vào cửa hàng, chờ thanh toán hơn ngày thường nên giải pháp của Linh là chọn giờ thấp điểm. "Khoảng 8-9 giờ sáng, mình luôn lên đơn tại app GrabMart để buổi trưa tầm 10 rưỡi giao hàng là vừa. Hôm nào quên thì mình đặt tầm 14-15 giờ chiều, vừa đỡ phải sốt ruột mà cũng giảm tải cho các shipper nữa".

Ký ức mùa dịch: Cuốn nhật ký viết chung của người trẻ Việt về những lần đầu tiên lạ lẫm - Ảnh 5.

Không phải đầu tắt mặt tối với việc nhà khi có thể sống chung với bố mẹ trong mùa dịch, những người như Nguyễn Hoàng Hạnh (28 tuổi, Đồng Nai) vẫn có nỗi khổ riêng của mình: Công việc quá bận rộn khiến nhiều khi ngơi ra được để đi chợ, đi siêu thị thì đã hết hàng. Bữa ăn ổn nhưng chuyện chai sữa rửa mặt, lọ gel rửa tay rồi thuốc men, băng vệ sinh lắm lúc cũng bực bội. Gấp được chiếc laptop, rời khỏi cuộc họp hay những deadline, ra tới cửa hàng thì đều đã đóng cửa.

Cuối cùng, tìm đến app là cứu cánh cuối cùng của Hạnh, của "team chạy deadline" như cô.

Ký ức mùa dịch: Cuốn nhật ký viết chung của người trẻ Việt về những lần đầu tiên lạ lẫm - Ảnh 6.

Từ một người bình thường chỉ dùng GrabMart khi mua trái cây, Hạnh ngạc nhiên khi nhận ra giờ đây cái gì cũng có trên GrabMart: "Đợt mình mới tiêm vaccine, nhà không có ai nên cũng lo lắm. Trước khi tiêm mình đã mua cả nước dừa, cam, bưởi, rau củ... tất tật qua GrabMart. Rồi thì cũng qua 3 ngày bị vaccine hành nhưng cũng may là đã chuẩn bị kỹ rồi nên mình vẫn ổn".

Bạn của Hạnh sống khá xa trung tâm nên cửa hàng cũng thưa hơn, hết món nào là chờ mòn mỏi không thấy về. "Mua online trên sàn thương mại điện tử thì bị hoàn trả, mua gần nhà thì không có nên bạn mình nhịn không dám đi đâu mấy ngày trời. Nhận được xà phòng rửa tay với khẩu trang mình gửi qua mà đứa bạn nó hú hét ầm ĩ"

"Không có công nghệ thì mùa dịch này như bị buộc hết chân tay lại vậy".

Ký ức mùa dịch: Cuốn nhật ký viết chung của người trẻ Việt về những lần đầu tiên lạ lẫm - Ảnh 7.

Tấn Phúc (24 tuổi, Cần Thơ) không nhớ được số lần cậu nấu ăn tại nhà, chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhắc tới việc nấu ăn tại nhà, trong đầu Phúc chỉ nghĩ tới nấu mì gói hay cà phê. Cậu và nhiều người cũng không nghĩ rằng, có ngày mình lại phải bước vào một cuộc thi "Masterchef online" và bước vào căn bếp nấu ăn, không phải một ngày mà vài tháng trời.

Dịch đến, chỉ thị 16 thông báo gấp quá nên nhà có bao nhiêu Phúc xoay sở bấy nhiêu. Sự nghiệp nấu nướng của anh chàng cũng bắt đầu từ đây với 2 chiếc nồi và cái điện thoại. "Mình dùng GrabMart để đi siêu thị và ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab để thanh toán vì không rút được tiền mặt lâu lắm rồi" - Phúc chia sẻ.

Ký ức mùa dịch: Cuốn nhật ký viết chung của người trẻ Việt về những lần đầu tiên lạ lẫm - Ảnh 8.

Là con trai nên Phúc ăn uống khá đơn giản, đa phần là các món canh, xào thập cẩm ăn với cơm là đủ bữa. Cứ khoảng 2-3 ngày Phúc sẽ lên đơn trên app 1 lần, ưu tiên các gói thực phẩm sơ chế sẵn để tiết kiệm thời gian nấu nướng: "Các chị em khác có thể biết món này cần rau gì, gia vị gì đi kèm chứ mình thì chịu rồi đó! Mình nhờ mẹ gợi ý tên vài món cơ bản rồi chọn set trên app. Đậu nhồi thịt sốt cà chua, canh khổ qua thịt bằm, canh bí đỏ nấu tôm này, tất cả đổ vào nồi, đợi chín là ăn thôi".

Tuy mới dùng ứng dụng đi chợ online nhưng Phúc cũng nắm bắt cực nhanh các chương trình ưu đãi. Phúc thường canh ngày cuối tuần để có flash sale của cửa hàng và thanh toán bằng ví điện tử để được hưởng 2 lần ưu đãi: "Ngoài đồ ăn mình cũng hay mua cà phê, nước tăng lực để uống khi phải làm đêm nữa nên hóa đơn thường từ 200-400 ngàn đồng. Tùy từng đơn sẽ có mức giảm giá khác nhau nhưng mình thấy 20-50 ngàn cũng là khá nhiều rồi đấy. Mùa dịch này tiết kiệm được chút xíu là cũng thấy vui vui".

Ký ức mùa dịch: Cuốn nhật ký viết chung của người trẻ Việt về những lần đầu tiên lạ lẫm - Ảnh 9.

Trải qua một thời gian giãn cách khá dài, đi chợ online không còn là một giải pháp nhất thời mà đã trở thành thói quen, lựa chọn quan trọng với người tiêu dùng. Nhanh chóng, tiện lợi, an toàn, nhiều lựa chọn - rõ ràng, xu hướng đi chợ online sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, còn nhiều cải tiến, thay đổi nhằm đem đến trải nghiệm tốt hơn, đáp ứng nhu cầu tốt hơn.

Nhật ký đi chợ thời 4.0 sẽ còn được viết tiếp như thế nào? Bạn hãy chia sẻ trải nghiệm của riêng mình nhé!