Núi lửa ở Gia Lai tồn tại ở hai dạng chủ yếu là núi lửa cổ dương (nhô lên khỏi mặt đất) và cổ âm với nhiều hình dạng, cấu tạo địa chất khác nhau. Do dó, ngoài tiềm năng to lớn về du lịch thì nơi đây còn có giá trị về khoa học, địa chất, khảo cổ...
Trong đó, những núi lửa nổi bật, hấp dẫn du khách nhất là núi lửa Chư Đăng Ya, Hàm Rồng, thung lũng làng Ốp...
Ảnh: Phan Nguyên
Núi lửa Chư Đăng Ya nằm ở huyện Chư Pảh, cách trung tâm tỉnh Gia Lai hơn 20km. Theo người dân địa phương, "Chư Đăng Ya" theo tiếng của người đồng bào dân tộc Jarai là "Củ gừng dại" (Ảnh: Phan Nguyên)
Núi lửa Chư Đăng Ya có độ cao khoảng 500m. Đây là ngọn núi lửa cổ dương (nhô lên trên mặt đất) (Ảnh: Phan Nguyên)
Ngọn núi lửa Chư Đăng Ya ẩn mình trong sương sớm. Những năm qua, nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch (Ảnh: Phan Nguyên)
Hiện nay, núi lửa này trở thành nương rẫy của bà con người dân tộc Jrai tại làng Ploi Iagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Pảh.
Nhìn từ trên cao, miệng núi lửa như một lòng chảo khổng lồ
Theo người dân nơi đây, đất tại vùng núi lửa này tốt hơn rất nhiều so với những khu vực khác, trồng cây luôn bội thu
Cách trung tâm TP. Pleiku hơn 10km, núi lửa Hàm Rồng cao hơn 1.000 mét như một hình mặt trăng khuyết với rãnh sâu hướng về phía Nam. Đây cũng là hướng dung nham chảy khi núi lửa còn hoạt động. Ở phía hạ du, người dân thường tìm thấy những thân gỗ hóa thạch được cho là do dung nham vùi lấp các cánh rừng để lại
Còn ngay tại trung tâm TP. Pleiku là dấu tích của miệng núi lửa cổ âm tại khu vực làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku. Hiện nay, nơi đây được người dân canh tác lúa nước