Kiểu nuôi dạy con này sẽ dồn trẻ đến cùng cực, chỉ chờ ngày bộc phát

An Chi, Theo Phụ nữ số 13:44 01/02/2024

Nuôi dạy con cái không đúng cách, cha mẹ đang dần khiến con hình thành sự bất mãn tích tụ theo từng ngày.

Trong cuộc sống, có một số người mẹ nỗ lực làm việc rất chăm chỉ để con cái được học trong môi trường tốt nhất. Họ sẵn sàng chi nửa tháng lương để mua quà cho cô giáo của con mình. Sự hy sinh khủng khiếp của họ đổi lấy việc con cái phải phấn đấu, học hành giỏi giang, sau này còn báo đáp cha mẹ.

Rốt cuộc việc hy sinh này của người mẹ có thực sự là điều con cái mong muốn nhất? Hay tình thương của người mẹ nặng nề bao nhiêu, con cái đau khổ bấy nhiêu. Người mẹ lấy thời gian, sức lực, tiền bạc hy sinh cho con cái đã tạo nên một áp lực dồn nén trong lòng đứa trẻ.

Nhà giáo dục Anton Makarenko cho rằng: "Món quà khủng khiếp nhất mà cha mẹ dành cho con cái chính là hy sinh tất cả vì con, kể cả hạnh phúc của bản thân".

Sự hy sinh quá mức của người mẹ không chỉ khiến cuộc sống của con cái mệt mỏi mà còn gây áp lực lớn. Việc nhân danh tình yêu của người mẹ chỉ khiến con cái đau khổ mỗi ngày, đến một lúc nào đó chúng sẽ bộc phát.

Cha mẹ quá hy sinh cho con cái sẽ gây hậu quả gì?

- Con cái bị phụ thuộc quá mức vào cha mẹ

Khi cha mẹ luôn đề cao sự hy sinh của bản thân, con cái sẽ cảm thấy mình nợ cha mẹ rất nhiều, dẫn đến tâm lý ỷ lại. Trẻ có thể tin rằng, chúng không có khả năng đối mặt với khó khăn, chỉ có thể thành công khi dựa vào cha mẹ.

Kiểu nuôi dạy con này sẽ dồn trẻ đến cùng cực, chỉ chờ ngày bộc phát - Ảnh 1.

Nuôi dạy con cái sai cách khiến con rất áp lực.

- Hình thành cảm giác tội lỗi ở con cái

Những đứa trẻ nghe cha mẹ nhấn mạnh đến sự hy sinh của họ trong thời gian dài sẽ hình thành cảm giác tội lỗi trong lòng. Cảm giác tội lỗi này sẽ khiến trẻ cảm thấy mình chưa đủ tốt, dẫn đến mặc cảm, tự ti và ước giá như mình đừng sinh ra.

Khi được điểm cao trong kỳ thi, chúng không tự hào về nỗ lực của mình, ngược lại cho rằng đó là phần thưởng cho sự hy sinh của cha mẹ.

Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường như vậy có thể bỏ qua những nhu cầu và cảm xúc thực sự bên trong của mình. Dù lớn lên con cái có thành công tới đâu, chúng cũng không thể làm lành vết thương lòng của mình.

- Tạo áp lực cho con cái

Khi con cái nhận ra rằng, cha mẹ đã phải trả rất nhiều tiền cho mình, chúng sẽ cảm thấy rất áp lực, sợ thất bại, sợ làm cha mẹ thất vọng. Vì thế, trẻ thà hy sinh thời gian nghỉ ngơi, sở thích của mình để đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ. Theo thời gian, trẻ thường xuyên bị căng thẳng, lo âu.

Cha mẹ nên dạy con như thế nào?

- Cha mẹ phải học cách yêu thương bản thân mình

Một người mẹ biết yêu thương bản thân sẽ chăm sóc con cái rất chu đáo và biết cách quan tâm tới con cái hơn. Nếu cha mẹ không quan tâm tới bản thân, họ sẽ thường xuyên lo lắng từ những điều nhỏ nhặt nhất. Điều này vô thức truyền sự lo lắng, căng thẳng, bất mãn của mình sang con cái.

Cha mẹ biết yêu thương bản thân có thể kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn, mang đến cho con sự hỗ trợ tinh thần tích cực và lành mạnh hơn.

Kiểu nuôi dạy con này sẽ dồn trẻ đến cùng cực, chỉ chờ ngày bộc phát - Ảnh 2.

- Cha mẹ luôn học hỏi, phát triển bản thân tốt hơn mỗi ngày

Nuôi dạy con cái là một quá trình lâu dài, bản thân cha mẹ cũng cần thích ứng với sự trưởng thành và thay đổi của con.

Cha mẹ không ngừng hoàn thiện bản thân mỗi ngày sẽ mang lại bầu không khí tích cực cho sự phát triển của con cái. Đồng thời, sự tự hoàn thiện của cha mẹ cũng sẽ làm gương tốt cho con cái.

Cha mẹ ham học hỏi gửi gắm thông điệp tích cực đến con cái, sự hy sinh của họ cho con cái là vì yêu thương chứ không phải đổi lấy bất cứ điều gì.

- Cha mẹ dành cho con tình yêu thương trọn vẹn

Điều thực sự có thể nuôi dưỡng trẻ em là ý thức về giá trị của bản thân. Ý thức này được hình thành thông qua việc thực hành và khẳng định không ngừng.

Cha mẹ hãy để trẻ tham gia làm việc nhà ngay từ khi còn nhỏ, học cách tự giải quyết vấn đề, trau dồi khả năng tự lập, động viên kịp thời khi trẻ làm việc tốt.

Ngoài ra, cha mẹ nên đặt ra những kỳ vọng và mục tiêu hợp lý dựa trên hoàn cảnh thực tế của con mình. Khuyến khích trẻ thử những điều mới, hỗ trợ, động viên ngay cả khi trẻ thất bại và giúp trẻ xây dựng sự tự tin.