Ô nhiễm không khí đang là vấn đề đáng quan ngại nhất hiện nay. Với tần suất xuất hiện dày đặc của loạt nhà cao tầng, khu công nghiệp hay các phương tiện đi lại, nó lại càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Có một sự thật đáng buồn rằng khoảng 80% thành phố trên khắp thế giới đang bị rơi vào tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề.
Để có cái nhìn trực quan nhất về vấn đề này, các nhà nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã sử dụng các phần mềm quản lý nhằm đo độ ô nhiễm ở khắp mọi nơi. Bằng việc áp dụng hệ thống tính toán các tham số PM2,5 (nồng độ bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet trong không khí), họ đã tìm ra 15 địa điểm ô nhiễm không khí nhất mà bạn cần lưu ý khi đi công tác hay du lịch.
15. Thành phố Kanpur, Ấn Độ. Giá trị PM2,5 đạt 115 µg/m3
Không chỉ thuộc top 15 thành phố bụi bặm nhất thế giới mà Kanpur còn là nơi ô nhiễm nhất Ấn Độ. Thậm chí, giá trị PM2.5 ở đây còn cao gấp 11 lần thông thường.
14. Thành phố Thạch Gia Trang, Trung Quốc. Giá trị PM2,5 đạt 121 µg/m3
Là thành phố lớn nhất tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc nhưng Thạch Gia Trang cũng là nơi ô nhiễm nhất nhì trái đất, đặc biệt vào năm 2014. Hiện chính quyền địa phương vẫn đang cố gắng khắc phục vấn đề này.
13. Thành phố Dammam, Ả Rập. Giá trị PM2,5 đạt 121 µg/m3
Dammam được biết đến là thành phố lớn thứ 6 tại Ả Rập. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến không khí nơi đây bị ô nhiễm phần lớn liên quan đến các hoạt động khai thác dầu mỏ.
12. Thành phố Ludhiana, Ấn Độ. Giá trị PM2,5 đạt 122 µg/m3
Với hơn 1,6 triệu dân, không khó để hiểu vì sao Ludhiana lọt top 15 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới.
11. Thành phố Delhi, Ấn Độ. Giá trị PM2,5 đạt 122 µg/m3
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu thuộc tổ chức WHO, nguyên nhân chính khiến Delhi trở nên ô nhiễm phần lớn bắt nguồn từ các nhà máy và loạt phương tiện đi lại.
10. Thành phố Bảo Định, Trung Quốc. Giá trị PM2,5 đạt 128 µg/m3
Thêm một thành phố khác thuộc tỉnh Hà Bắc lọt vào danh sách này. Nhiều chuyên gia nhận định, chính các nhà máy khai thác than đã góp phần không nhỏ khiến nơi đây ô nhiễm.
9. Thành phố Hình Đài, Trung Quốc. Giá trị PM2,5 đạt 128 µg/m3
Tương tự với thành phố Bảo Định, nguyên nhân khiến thành phố Hình Đài trở nên đặc biệt ô nhiễm chính là do tác động của các nhà máy khai thác than gần đó.
8. Thành phố Bamenda, Cameroon. Giá trị PM2,5 đạt 132 µg/m3
Bamenda, một thành phố thuộc tây bắc Cameroon có lẽ là thành phố duy nhất ở châu Phi lọt vào danh sách này.
7. Thành phố Raipur, Ấn Độ. Giá trị PM2,5 đạt 144 µg/m3
Tọa lạc tại khu vực trung tâm, Raipur cũng được liệt vào danh sách những thành phố ô nhiễm nhất Ấn Độ mà nguyên nhân phần lớn là do mật độ dân số quá cao.
6. Thành phố Patna, Ấn Độ. Giá trị PM2,5 đạt 149 µg/m3
Là thành phố lớn thứ 2 Ấn Độ, Patna cũng được biết đến là nơi đông dân cư và diễn ra nhiều hoạt động giao thương nhất nhì nước này.
5. Thành phố Al Jubail, Ả Rập. Giá trị PM2,5 đạt 152 µg/m3
Cùng với tốc độ phát triển chóng mặt của nền công nghiệp, Al Jubail cũng theo đó mà trở nên ô nhiễm hơn ngày trước rất nhiều.
4. Thành phố Riyadh, Ả Rập. Giá trị PM2,5 đạt 156 µg/m3
Lọt vào top 4 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, Riyadh từng khiến nhiều người kinh ngạc vì có chỉ số ô nhiễm cao gấp 15 lần bình thường.
3. Thành phố Allahabad, Ấn Độ. Giá trị PM2,5 đạt 170 µg/m3
Do nằm gần con sông Ganges nổi tiếng khô cằn nên thành phố Allahabad cũng bị ảnh hưởng tương đối nặng. Lượng bụi đo được trong không khí luôn nằm ở mức cao báo động.
2. Thành phố Gwalior, Ấn Độ. Giá trị PM2,5 đạt 176 µg/m3
Là khu thành cổ nổi tiếng gần New Delhi, Gwalior luôn được coi là địa danh thu hút khách du lịch. Nhưng ít ai biết rằng đây lại là nơi ô nhiễm thứ nhì thế giới do nhiều yếu tố như mật độ dân số, các nhà máy công nghiệp, hay phương tiện giao thông.
1. Thành phố Zabol, Iran. Giá trị PM2,5 đạt 217 µg/m3
Đứng đầu danh sách này chính là Zabol, một thành phố ở Iran. Theo ước tính, chỉ số ô nhiễm không khí ở đây đã đạt mức cao nhất thế giới.
(Nguồn: B.I)