Không phải siêu xe hay du thuyền, đây mới là “phương tiện di chuyển” mà nhiều tỷ phú thèm muốn: Là huyền thoại từ thời xưa, vua chúa mới được dùng

Phương Mộc, Theo Đời sống pháp luật 13:42 21/03/2024
Chia sẻ

Ngay từ thời xa xưa, chúng đã được vua chúa không ngừng săn tìm, sẵn sàng treo thưởng cả hàng ngàn lượng vàng cho người có thể tìm thấy.

Đam mê ngựa quý của giới thượng lưu

Trong giới nhà giàu, nuôi và cưỡi ngựa là một sở thích không hề hiếm lạ. Nữ tỷ phú Alexandra Andresen người Na Uy nổi tiếng với niềm yêu thích dành cho những chú ngựa, thậm chí trở thành một vận động viên đua ngựa chuyên nghiệp chứ không mặn mà với việc kinh doanh. Hay như Eve Jobs, cô con gái út của Steve Jobs, cũng là gương mặt đình đám trong bộ môn cưỡi ngựa. Năm 2019, Horse Sports đã vinh danh cô là 1 trong 5 vận động viên cưỡi ngựa dưới 25 tuổi hàng đầu thế giới.

Không phải siêu xe hay du thuyền, đây mới là “phương tiện di chuyển” mà nhiều tỷ phú thèm muốn: Là huyền thoại từ thời xưa, vua chúa mới được dùng - Ảnh 1.

Eve Jobs, cô con gái út của Steve Jobs, cũng là gương mặt đình đám trong bộ môn cưỡi ngựa.

Tỷ phú Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum cũng là chủ sở hữu của trang trại Godolphin ở Suffolk, một trong những chuồng ngựa đua thuần chủng lớn nhất trên thế giới. Con trai của vị tỷ phú này, Sheikh Hamdan cũng là một người nghiện cưỡi ngựa khi thường xuyên khoe lên mạng xã hội hình ảnh mình đang cưỡi những chú ngựa đắt nhất thế giới.

Còn tại Trung Quốc, người sở hữu đam mê với loài ngựa ấn tượng nhất phải kể đến Chen Zhifeng. Năm 2018, vị tỷ phú Trung Quốc này từng gây bất ngờ cho giới truyền thông khi chi tới 312 triệu USD để sở hữu một "phương tiện di chuyển" nổi tiếng. Đây không phải một chiếc siêu xe hào nhoáng, càng không phải một chiếc du thuyền sang trọng, mà chính là loài ngựa Akhal-teke, giống ngựa quý của Turkmenistan mà nghìn năm qua nổi danh với tên gọi "Hãn Huyết mã" hay "Đại Uyển mã" trong lịch sử Trung Quốc.

Không phải siêu xe hay du thuyền, đây mới là “phương tiện di chuyển” mà nhiều tỷ phú thèm muốn: Là huyền thoại từ thời xưa, vua chúa mới được dùng - Ảnh 2.

Akhal-teke, giống ngựa quý của Turkmenistan mà nghìn năm qua nổi danh với tên gọi "Hãn Huyết mã" hay "Đại Uyển mã" trong lịch sử Trung Quốc.

Tại quê hương Turkmenistan, ngựa Akhal-Teke là giống ngựa cổ xưa và độc đáo nhất, được tôn vinh như một biểu tượng quốc gia. Có thể thấy điều này rõ ràng khi tên giống ngựa được ghép từ tên ốc đảo Akhal và bộ tộc Teke, là địa danh và tên người cư ngụ tại đây.

Huyền thoại dành cho vua chúa từ thời xa xưa

Thuộc giống ngựa thuần chủng nhất thế giới, chúng được thuần hóa cách đây 3.000 năm và được nhập về Trung Quốc nhiều lần nhưng không thể chăn nuôi được tại đây. Chúng chỉ còn vài trăm cá thể trên thế giới nên vô cùng quý hiếm, có giá thành rất cao, không phải ai cũng có thể sở hữu. Truyền thuyết còn kể rằng, dưới thời Hán Vũ Đế của Trung Quốc cổ xưa, Hãn Huyết Mã còn được gọi với tên là Thiên mã - nghĩa là ngựa trời. Hán Vũ Đế thường treo thưởng rất hậu hĩnh cho những ai săn tìm được chúng.

Theo ghi chép của Tư Mã Thiên, một nhà sử học Trung Quốc sống vào đầu thời nhà Hán, sau lần đầu tiên xuất binh thất bại, Hán Vũ Đế cử khoảng 300.000 quân tấn công vương quốc Đại Uyển ở Tây Vực vào năm 104 TCN. Sau khi chiến thắng khải hoàn, quân nhà Hán đã mang về Trung Nguyên hàng chục con ngựa thượng đẳng cùng hơn 3.000 con ngựa trung đẳng, nhằm xây dựng đội quân thiết kỵ vô địch thiên hạ.

Không phải siêu xe hay du thuyền, đây mới là “phương tiện di chuyển” mà nhiều tỷ phú thèm muốn: Là huyền thoại từ thời xưa, vua chúa mới được dùng - Ảnh 3.

Ngựa Akhal-Teke cũng từng xuất hiện trong tiểu thuyết võ hiệp "Anh hùng xạ điêu" của Kim Dung và đồng hành cùng hoàng đế Ba Tư Xerxes và Alexander Đại Đế của người Macedonia. Alexander Đại Đế (Hy Lạp) cưỡi ngựa tên là Bucephalus (Giống Thessalian, cụ thể hơn là giống Akhal-Teke). Cái tên này có nghĩa là "đầu bò đực", vì kích thước : trán rộng, mõm lõm và lỗ mũi xa. Bộ lông của Bucephalus có màu đen tuyệt vời, với một ngôi sao màu trắng trên trán và đôi mắt có màu sắc khác nhau (một màu xanh lam) đã góp phần tạo nên sự độc đáo của ngựa. Các nhà sử học kể rằng chính cha của Alexander, Philip the Macedonian, là người đã mua Bucephalus với giá rất cao vào thời điểm đó; tuy nhiên, không ai có thể thuần hóa được chú ngựa này ngoại trừ Alexander.

Tại sao Hãn Huyết bảo mã lại được say mê đến vậy?

Đến nay, Akhal-Teke vẫn được coi là giống ngựa quý hiếm nhất thế giới với sức chịu đựng dẻo dai, phi nước đại cực nhanh. Một số có màu lông ánh kim, mồ hôi đỏ như máu nên nổi tiếng với tên gọi "Hãn Huyết bảo mã". Akhal-Teke có dáng điệu nhanh lẹ như một con chó săn với các bắp thịt ngực nở cuồn cuộn, mặt nhô ra còn mắt như có ánh hào quang luôn nảy lửa khi đối diện với kẻ thù. Cùng với cái cổ mềm mại như cổ loài thiên nga, loài Akhal-Teke được ví như là sáng tạo tuyệt vời của tạo hóa.

Không phải siêu xe hay du thuyền, đây mới là “phương tiện di chuyển” mà nhiều tỷ phú thèm muốn: Là huyền thoại từ thời xưa, vua chúa mới được dùng - Ảnh 4.

Đáng chú ý, ngựa Akhal-Teke có thể khiến nhiều người mê đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên nhờ sở hữu bộ lông rất đẹp, khó có loài ngựa nào sánh bằng. Bộ lông của Hãn Huyết Mã rất mềm mại, mượt mà, còn phản chiếu ánh mặt trời lóng lánh như sắc màu kim loại. Mặt và đầu của Akhal-Teke thuôn dài như quả hạnh và rất cân đối. Mũi của chúng rộng nhưng tai lại rất mảnh, làn da mỏng đến độ trong suốt. Đặc biệt, đa số mắt của loài ngựa này đều có màu xanh cẩm thạch, trông đẹp một cách cuốn hút.

Không phải siêu xe hay du thuyền, đây mới là “phương tiện di chuyển” mà nhiều tỷ phú thèm muốn: Là huyền thoại từ thời xưa, vua chúa mới được dùng - Ảnh 5.

Nhờ lưng dài, cổ thẳng và cao, ngực hẹp, chân trước thẳng, chân sau cong như lưỡi liềm cùng phần hông mảnh mai và ngực hẹp, Hãn Huyết Mã có tốc độ phi nước kiệu rất mạnh mẽ (67 giây đã phi được 1km), cùng với sự dẻo dai đáng kinh ngạc. Theo ghi chép, vào năm 1935, một bầy ngựa Akhal-Teke đã băng qua sa mạc Karakum với quãng đường dài đến 4.152 km chỉ trong 84 ngày. Đặc biệt, trong chuyến đi ấy, chúng có thể không uống một giọt nước nào trong 3 ngày liên tục.

Đáng chú ý, theo nhiều thông tin, có khả năng chú ngựa thuộc giống quý hiếm này sẽ có mặt tại Việt Nam trong thời gian tới đây.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày