Không phải kẹo bông gòn đâu, đây là những hành tinh trẻ mới được phát hiện trong hệ Mặt trời đấy

Minh Hoà, Theo Trí Thức Trẻ 10:27 30/12/2019

Vũ trụ không chỉ ẩn chứa những điều kỳ bí và nguy hiểm mà còn có những thứ vô cùng thú vị và dễ thương. Những hành tinh “bông gòn” dưới đây là ví dụ.

Bồng bềnh, phồng xốp như những chiếc kẹo bông gòn lơ lửng trong không gian, đó chính là miêu tả về các hành tinh đang quay quanh ngôi sao Kepler 51, cách chúng ta 2.600 năm ánh sáng. Quan sát gần đây của NASA thông qua kính viễn vọng không gian Hubble không chỉ xác định sự tồn tại mà còn hé lộ lý do khiến những hành tinh này có vẻ ngoài dễ thương đến vậy.

Không phải kẹo bông gòn đâu, đây là những hành tinh trẻ mới được phát hiện trong hệ Mặt trời đấy - Ảnh 1.

Chúng được phân loại là những hành tinh trẻ, rất hiếm và khác biệt mà không hề có trong hệ Mặt trời mà chúng ta đang sống. Những hành tinh này lần đầu tiên được quan sát vào năm 2014 nhưng đến mãi gần đây, những quan sát mới nhất đã giúp các nhà khoa học thu hẹp ước tính về khối lượng và kích cỡ của chúng.

Theo đó, dự đoán những hành tinh này có độ đặc dưới 0,1 gram mỗi centimet vuông. Lớp khí quyển bồng bềnh, giàu khí hydro và heli giúp các hành tinh này dù có khối lượng không hơn quá nhiều lần so với Trái Đất nhưng lại có kích cỡ gần bằng sao Mộc, hành tinh đồ sộ nhất trong hệ Mặt Trời của chúng ta.

Không phải kẹo bông gòn đâu, đây là những hành tinh trẻ mới được phát hiện trong hệ Mặt trời đấy - Ảnh 2.

Ngôi sao trung tâm đang tỏa sáng là Kepler 51, 3 hành tinh xoay quanh nó là Kepler 51 b, c và d (nguồn: NASA).

Sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble để quan sát 2 hành tinh Kepler 51 b và 51 d, các nhà nghiên cứu từng kỳ vọng sẽ tìm thấy dấu vết của nước không khí quyển của chúng. Nhưng sau đó, khá bất ngờ là họ không phát hiện thành phần nước trong khí quyển.

Các nhà khoa học suy đoán nguyên nhân một phần nằm ở đám mây hạt bồng bềnh quanh các hành tinh. Không giống đám mây hơi nước ở Trái Đất, mây ở những hành tinh này có thể chứa tinh thể muối hoặc sương mù quang hóa, tương tự ở Titan – "Mặt Trăng" lớn nhất của sao Thổ.

Không phải kẹo bông gòn đâu, đây là những hành tinh trẻ mới được phát hiện trong hệ Mặt trời đấy - Ảnh 3.

So sánh các hành tinh của hệ sao Kepler 51 và hệ Mặt Trời (nguồn: NASA)

Mặt khác, các nhà nghiên cứu cũng đặt giả thuyết độ đặc thấp của những hành tinh này xuất phát từ việc chúng chỉ là những hành tinh trẻ, mới 500 triệu năm so với độ tuổi 4,6 triệu năm của Mặt Trời. Mô hình bằng máy tính cho thấy những hành tinh này hình thành bên ngoài "đường băng" của ngôi sao trung tâm – vùng cho phép vật chất băng có thể tồn tại.

Dần dần, quỹ đạo của những hành tinh này sẽ lùi vào gần Kepler 51. Khi đó, lớp khí quyển loãng mềm xốp giúp chúng có vẻ ngoài như bông gòn hiện tại sẽ bị tan biến vào không gian. Bằng quan sát trên mô hình máy tính, các nhà khoa học xác định sao Kepler 51 b, ngôi sao gần sao trung tâm Kepler 51 nhất, trong 1 tỷ năm nữa sẽ trở thành phiên bản nhỏ và nóng hơn của sao Hải Vương, một loại hành tinh phổ biến trong Thiên Hà của chúng ta.

Tham khảo NASA

Không phải kẹo bông gòn đâu, đây là những hành tinh trẻ mới được phát hiện trong hệ Mặt trời đấy - Ảnh 4.